Qua nghiên cứu bài viết của tác giả Hà Thị Hải- Viện KSND thành phố Bắc Giang về vấn đề: “Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như thế nào?” đăng trên trang điện từ Viện KSND tỉnh Bắc Giang ngày 20/03/2020, tôi đồng ý với quan điểm thứ hai, bởi vì:
>>> Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như thế nào?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án thì:
“Mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế...”
Thứ nhất, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326 thì người cao tuổi là trường hợp được miễn án phí. Điều 2 Luật Người cao tuổi quy định: Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Do đó, trong tình huống trên bà Ca và bà Dần là những người được miễn án phí sơ thẩm.
Thứ hai, anh Thành là người được nhận tài sản của bà Dần cho (tài sản bà Dần được chia), vì bà Dần được miễn án phí nên anh Thành phải được miễn án phí.
Thứ ba, bà Na và bà Mừng phải chịu phần án phí sơ thẩm tương ứng với tài sản mà hai bà được chia. Tuy nhiên, khi bà Na và bà Mừng cho phần tài sản mà mình được nhận cho bà Ca thì có 2 trường hợp xảy ra:
1. Nếu giữa bà Ca và bà Na, bà Mừng thỏa thuận được thì bà Ca sẽ là người chịu phần án phí sơ thẩm của bà Na và bà Mừng.
2. Nếu không thỏa thuận được thì bà Na và bà Mừng vẫn phải chịu phần án phí sơ thẩm đối với phần tài sản mà hai bà được chia.
Hoàng Ngọc Nương- Viện kiểm sát Yên Dũng