BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH TƯ PHÁP TỈNH ỦY BẮC GIANG PHÁT ĐỘNG CUỘC THI TRỰC TUYẾN "TÌM HIỂU QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ VÀ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG" (TỪ NGÀY 01/8/2024 ĐẾN 31/8/2024). 

Chủ nhật, 25/08/2024 -13:32 PM

Tổng hợp ý kiến phản hồi bài viết trao đổi: “Phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không phạm tội”

 | 

Sau khi tác giả Đồng Thị Toàn - VKSND huyện Lạng Giang có bài viết trao đổi “Phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không phạm tội” đăng trên trang điện tử VKSND tỉnh Bắc Giang ngày 06/3/2020. Ban biên tập nhận được hai ý kiến phản hồi. 
 
 
Tác giả Lê Đình Duy-VKSND thành phố Bắc Giang và Nguyễn Tiến Sỹ- VKSND huyện Sơn Động đều đồng ý với quan điểm thứ hai bởi lẽ:

Thứ nhất, đối với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt.Trong tình huống trên, ban đầu, mục đích của A khi nói dối mình là Giám đốc của một bệnh viện lớn là nhằm tạo chỗ đứng trong xã hội và được mọi người kính trọng, không phải mục đích chiếm đoạt tài sản. Do đó, giữa mục đích và hành vi không có mối quan hệ nhân quả với nhau. Vì vậy, hành vi của A không thỏa mãn mặt chủ quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của BLHS.

Thứ hai, anh B (là người cho vay mượn tiền) cũng xác nhận là cho A vay tiền xuất phát từ tình cảm, chứ không phải từ những thông tin không đúng sự thật do A đưa ra; hai bên tự nguyện cho nhau vay và thỏa thuận trả nợ, không có tranh chấp. Thực tế, khi B đòi tiền thì A đã tra đầy đủ nên hậu quả chưa xảy ra. Đây cũng là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này./.

Ban biên tập

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:29,076,467
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:13.58.238.62

    Thư viện ảnh