ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ ba, 24/12/2024 -19:13 PM

Phản hồi bài viết “Có thể giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với La Văn A theo quy định của BLTTHS năm 2015 hay không”

 | 

Sau khi tác giả Đặng Bá Hưng có bài viết trao đổi “Có thể giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với La Văn A theo quy định của BLTTHS năm 2015 hay không”  đăng trên trang tin điện tử ngành Kiểm sát Bắc Giang ngày 25/10/2017. Ban biên tập nhận được 02 ý kiến phản hồi của các tác giả Nguyễn Văn Tuyển- Phòng 2 và Nguyễn Hồng Hạnh- Thanh tra VKSND tỉnh Bắc Giang.

Hai tác giả đều cùng quan điểm là chưa đủ căn cứ để giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo Điều 110 BLTTHS năm 2015 với những lập luận như sau:

Điểm b, khoản 1, Điều 110 BLTTHS năm 2015 quy định: Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người “Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn”. Đây là trường hợp hành vi phạm tội đã được thực hiện, người phạm tội không bị bắt ngay, nhưng người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm tận mắt chứng kiến hành vi phạm tội và trực tiếp xác định đúng là người đã thực hiện hành vi phạm tội. Để áp dụng giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo quy định trên thì cần phải đảm bảo hai điều kiện:

- “Chính mắt nhìn thấy” là tận mắt chứng kiến lúc tội phạm đang xảy ra và trực tiếp xác nhận đúng là người đã người đã thực hiện hành vi phạm tội. Anh B (là người bị hại), sau khi phát hiện bị mất xe máy mới mở Camera để xem lại. Như vậy, anh B không tận mắt chứng kiến A trộm cắp chiếc xe máy mà chỉ nhìn thấy A thực hiện hành vi trộm cắp chiếc xe máy qua hệ thống Camera.

- “Xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn”. Điều kiện này cho thấy yêu cầu ngăn chặn đặt ra cấp bách, nếu không bắt ngay kẻ phạm tội sẽ trốn, gây khó khăn cho việc điều tra tội phạm. Căn cứ để đi đến quyết định cần giữ ngay để ngăn chặn việc người phạm tội trốn trong một số trường hợp như người phạm tội đang có hành động bỏ trốn hoặc đang chuẩn bị bỏ trốn; không có nơi cư trú rõ ràng; căn cước lý lịch không rõ ràng hoặc là đối tượng côn đồ, hung hãn…

Với dữ liệu tác giả đưa ra trong tình huống nêu trên thì Cơ quan điều tra ra lệnh giữ người trong trong trường hợp khẩn cấp đối với La Văn A là chưa đảm bảo căn cứ theo quy định tại Điều 110 BLTTHS năm 2015./.

                                                                        Ban biên tập

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,837,040
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.224.32.243

    Thư viện ảnh