.

Thứ bảy, 04/05/2024 -14:12 PM

Có thể giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với La Văn A theo quy định của BLTTHS năm 2015 hay không?

 | 

La Văn A có hành vi cậy cửa đột nhập vào nhà anh B là hàng xóm trộm cắp một chiếc xe máy trị giá 10 triệu đồng. Sau khi phát hiện bị mất xe, anh B đã mở Camera để xem lại thì thấy A là người đã trộm cắp nên đã trình báo đồng thời cung cấp thiết bị lưu trữ Video ghi hình ảnh A trộm cắp xe. Cơ quan điều tra căn cứ điểm b khoản 1 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 ra lệnh giữ người trong trong trường hợp khẩn cấp đối với A. Tại cơ quan điều tra, A đã thừa nhận hành vi trộm cắp tài sản của mình.

Hiện có hai quan điểm xử lý như sau:

Quan điểm thứ nhất: Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với La Văn A là đúng, bởi lẽ anh B là người bị hại đã chính mắt và xác nhận đúng A là người đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Theo điểm b khoản 1 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì có căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Quan điểm thứ hai: Anh B chỉ nhìn thấy A thực hiện hành vi trộm cắp tài sản trên Camera (hình ảnh gián tiếp) chứ không chính mắt nhìn thấy A đang thực hiện hành vi trộm cắp tài sản (hình ảnh trực tiếp). Do đó không có căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo điểm b khoản 1 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai. Tôi mong muốn các đồng nghiệp cùng nghiên cứu, trao đổi.

                                  Đặng Bá Hưng- VKSND huyện Sơn Động

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,832,635
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.117.183.172

    Thư viện ảnh