ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ năm, 21/11/2024 -18:11 PM

Phản hồi bài viết “Tính giá trị tài sản bị chiếm đoạt và số lần phạm tội như thế nào?”

 | 

Sau khi bài viết “Tính giá trị tài sản bị chiếm đoạt và số lần phạm tội như thế nào” của tác giả Nguyễn Khắc Tú – Viện KSND huyện Lục Ngạn, đăng trên Trang tin điện tử của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày 03/4/2023, Ban Biên tập nhận được ý kiến phản hồi của các tác giả: Nguyễn Thị Thủy- Phòng 7 VKSND tỉnh và Đoàn Ngọc Linh – VKSND huyện Lạng Giang. Cụ thể:

>>> Tính giá trị tài sản bị chiếm đoạt và số lần phạm tội như thế nào?

1. Về việc có áp dụng tình tiết “Phạm tội 02 lần trở lên” hay không:

Theo tác giả Nguyễn Thị Thủy: A đã có hành vi trộm cắp tài sản trong túi xách của B tại công viên, trong số tài sản A trộm cắp được đã có thẻ ATM và cuốn sổ tay có ghi mật khẩu thẻ Ngân hàng. Ngày hôm sau A rút được số tiền 5.000.000 đồng trong thẻ của B tại cây ATM là do A đã khai thác những tài sản mà A trộm cắp được nên A không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS.

Theo tác giả Đoàn Ngọc Linh: Hành vi A trộm cắp tài sản trong túi xách của B tại công viên và trộm cắp tiền trong thẻ của B được thực hiện với thời gian, địa điểm và cách thức khác nhau. Đồng thời, các lần trộm cắp đều thỏa mãn yếu tố cấu thành tội phạm “Trộm cắp tài sản” quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS. Do đó, có căn cứ áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS đối với A.

2. Về xác định giá trị tài sản mà A trộm cắp:

Theo tác giả Nguyễn Thị Thủy: A phải chịu trách nhiệm hình sự đối với số tiền và tài sản thực tế A đã chiếm đoạt được gồm tài sản trộm cắp trong ví của B tại công viên (25.000.000 đồng, 01 chiếc điện thoại di động trị giá 10.000.000 đồng) và 5.000.000 đồng do A đã dùng thẻ ATM trộm cắp được của B để rút tiền trong thẻ của B tại cây ATM, tổng cộng A phải chịu trách nhiệm số tiền 40.000.000đ.

Theo tác giả Đoàn Ngọc Linh: Việc A quay lại cây ATM bấm rút tiếp số tiền 1.000.000đ  trong tài khoản của B, mục đích là chiếm đoạt số tiền này; A không rút được tiền là do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn, do chị B đã khóa thẻ trước đó. Đồng thời, việc A rút số tiền 1.000.000đ được thực hiện ngay sau khi A trộm cắp và đã tiêu hết số tiền 5.000.000đ  trong tài khoản của B vào khoảng 08 giờ sáng cùng ngày nên hai hành vi trộm cắp này có tính liên tục, kế tiếp nhau. Do đó, tác giả đồng tình với quan điểm xác định giá trị tài sản A trộm cắp được là 41.000.000đ.

Ban biên tập mong tiếp tục nhận được ý kiến trao đổi của độc giả và đồng nghiệp./.

Ban Biên tập

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,406,456
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.119.162.226

    Thư viện ảnh