Sau khi nghiên cứu bài viết trao đổi "Ra quyết định thi hành án dân sự theo đơn yêu cầu thi hành án như thế nào đúng quy định pháp luật" của tác giả Triệu Thị Yến - Viện KSND huyện Việt Yên đăng trên trang điện tử của ngành ngày 01/6/2022, tôi có quan điểm trao đổi như sau:
Trong tình huống mà tác giả đưa ra, tôi đồng ý với quan điểm thứ nhất “Việc Chi cục Thi hành án dân sự huyện X, tỉnh Y ra Quyết định thi hành án theo yêu cầu như trên là đúng với mức lãi suất đã ghi trong Bản án”.vì:
- Thứ nhất: Nội dung yêu cầu thi hành án phải đúng với nội dung bản án đã tuyên, nếu các bên không có thoả thuận gì khác. Việc tính số tiền lãi chậm thi hành án phải do cơ quan thi hành án tính. Trong tình huống tác giả đưa ra vì người phải thi hành án đã thi hành xong toàn bộ số tiền phải trả, sau đó người được thi hành án mới có yêu cầu thi hành số tiền chậm thi hành án theo khoản 2 Điều 468 Bộ Luật dân sự nên mới tính được ngay số tiền lãi chậm thi hành án theo quy định, nhưng nếu trong trường hợp người phải thi hành án chưa trả hết khoản nợ và người được thi hành án có yêu cầu trả cả nợ và lãi chậm thi hành án thì không thể tính trước được ngay số lãi chậm thi hành án để yêu cầu vì không thể xác định được thời gian chậm trả. Mặt khác nếu Cơ quan thi hành án có yêu cầu người được thi hành án tính số lãi chậm thi hành án cụ thể để yêu cầu thi hành án như quan điểm thứ ba thì buộc Cơ quan thi hành án vẫn phải tính số lãi cụ thể để đối chiếu xem số tiền lãi người được thi hành án yêu cầu có đúng hay không. Do đó, việc tính lãi xuất chậm thi hành án là trách nhiệm của Cơ quan thi hành án.
- Thư hai: Mức lãi xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự không phải là mức lãi xuất theo lãi xuất cơ bản của Ngân hàng, do vậy việc ra Quyết định Thi hành án theo quan điểm thứ hai là không đúng.
Phạm Công Thắng- Viện KSND thành phố Bắc Giang