.

Thứ bảy, 20/04/2024 -17:46 PM

Đề tài Luận văn Thạc sỹ Luật "Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang"

 | 

Đơn vị: Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
 
Học viên: Đặng Văn Thìn
 
Tên đề tài: "Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang"
 
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số:                60 38 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Đức

Hoàn thành:  2009

_______________________________________________

Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài

Theo quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) và Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) Việt Nam thì điều tra là một trong những hoạt động tư pháp quan trọng của Nhà nước, nhằm đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật có tính chất nguy hiểm cho xã hội, có dấu hiệu tội phạm phải được điều tra làm rõ. Trong đó hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự là một trong những hoạt động trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) nhằm duy trì chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động t­ư pháp của VKSND, vừa bảo đảm hoạt động điều tra chống tội phạm hình sự đạt hiệu quả và đúng pháp luật, vừa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động này, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã xây dựng vàhoàn thiện các chủ tr­ương, chính sách cũng nh­ư nhiều quy định pháp luật có liên quan. Với cơ sở pháp lý ngày càng hoàn thiện, hoạt động kiểm sát điều tra (KSĐT) của VKSND đã đạt đư­ợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện quyền lực nhà n­ước trong lĩnh vực tư­ pháp, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội, tăng cư­ờng pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Tr­­ước những đòi hỏi, yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay, việc nâng cao chất l­ượng hoạt động kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là một trong những nội dung quan trọng đ­ược thể hiện trong nhiều Nghị quyết của Đảng thời gian qua.

Với mục đích đó để có những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác t­ư pháp, thực hiện xây dựng Nhà n­ước pháp quyền Việt Nam XHCN, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Là một trong những cơ quan trọng yếu trong bộ máy các cơ quan tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân với vị trí, vai trò là cơ quan bảo đảm cho nền pháp chế được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất cũng phải thực hiện sự đổi mới cả về tổ chức và hoạt động thì mới hoàn thành được nhiệm vụ của mình trước những yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND đã được Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị xác định:

Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thục hiện ngay từ khi khởi tố vụ án, trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, xử lý kịp thời những trường hợp sai phạm của những người tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụ…[8].

Trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án nhân dân. Nghiên cứu việc chuyển đổi Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra [10].

Thực tiễn trong những năm qua cho thấy cơ quan VKSND đã thực hiện t­ương đối tốt hoạt động KSĐT và kiểm sát các hoạt động tư­­ pháp trong tố tụng hình sự, góp phần tích cực vào đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của xã hội, quyền tự do dân chủ của công dân. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt đ­­ược, hoạt động của VKSND trong lĩnh vực này vẫn còn những hạn chế nhất định ch­ưa đáp ứng đ­ược yêu cầu của xã hội và công cuộc cải cách tư­­ pháp hiện nay. Một trong những nguyên nhân là do chính sách hình sự, các quy định pháp luật về tố tụng hình sự có nhiều bất cập, chậm được sửa đổi bổ sung. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, hoạt động KSĐT các vụ án hình sự cũng còn bộc lộ những yếu kém, hạn chế nhất định­, nhiều Kiểm sát viên (KSV), nhiều đơn vị kiểm sát không thực hiện tốt công tác KSĐT ngay từ giai đoạn đầu, làm thay một số thao tác của Điều tra viên hoặc bỏ mặc cho Điều tra viên tiến hành điều tra, dẫn đến nhiều vụ án còn bị kéo dài, có vụ đã vi phạm pháp luật tố tụng hình sự (TTHS), thậm chí còn làm oan người vô tội, đã ảnh hư­ởng nhất định đến quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm tại địa ph­ương.

Xuất phát từ thực tế và từ nhận thức áp dụng pháp luật (ADPL) trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự là một trong những vấn đề cần quan tâm để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác KSĐT các vụ án hình sự tại VKSND, học viên lựa chọn đề tài: "áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang”, làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về ADPL trong hoạt động tư pháp nói chung và ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự nói riêng. Các nghiên cứu này đã đ­ược thể hiện trong nhiều công trình khoa học được công bố trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành và các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, một số giáo trình giảng dậy môn pháp luật, phần lớn đã tập trung làm rõ đ­ược các vấn đề lý luận và pháp lý có liên quan. Có thể nêu ra như sau:

Sổ tay kiểm sát viên hình sựcủa Viện khoa học kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), Nxb Văn hóa dân tộc, 2006.

 Giáo trình Luật tố tụng hình sự của Đại học Luật Hà Nội.

Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004.

Nguyễn Đức Thanh: "áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc sử dụng các biện pháp ngăn chặn của Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự Việt Nam", luận văn thạc sĩ luật học, 2004.

Nguyễn Văn Đồng: "Tăng c­ường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội", luận văn thạc sĩ luật học, 2003.

Vũ Viết Tuấn: "Nâng cao chất l­ượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh", luận văn thạc sĩ luật học, 2006.

Bùi Mạnh C­ường: "áp dụng pháp luật trông điều tra, truy tố các vụ án ma túy theo yêu cầu cải cách t­ư pháp ở Việt Nam hiện nay", luận văn thạc sĩ luật học, 2007.

Nguyễn Minh Đồng: "áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với ng­ười ch­ưa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh", luận văn thạc sĩ luật học, 2007.

Tạ Văn Hồ: "áp dụng pháp luật trong xét xử hình sự đối với các tội phạm về chức vụ ở Việt Nam hiện nay", luận văn thạc sĩ luật học, 2007.

Hà Văn Khanh: "áp dụng pháp luật trong quản lý hành chính Nhà  nước về đất đai ở Thành phố Hà Nội", luận văn thạc sĩ luật học, 2007.

Trần Minh Tạo: "áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu", luận văn thạc sĩ luật học, 2008.

Đỗ Văn Chính: "Một số vấn đề cần l­ưu ý khi áp dụng pháp luật trong công tác xét xử", Tạp chí Tòa án, tháng 3/2000.

Thái Văn Đoàn: "Để nâng cao chất l­ượng phê chuẩn tạm giam", Tạp chí kiểm sát, tháng 12/2002.

Trần Văn Thuận: "Nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan khác đ­ược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra", Tạp chí Kiểm sát, tháng 9/2003.

Trần Quang Tiệp: " Một số vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự", Tạp chí Kiểm sát, tháng 4/2005.

Nguyễn Văn Nhật: "Khám nghiệm hiện tưr­ờng trong hoạt động kiểm sát điều tra hình sự", Tạp chí Kiểm sát, tháng 4/2005.

Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2006.

Chu Thị Trang Vân: "Đặc tr­ưng của áp dụng pháp luật hình sự", Tạp chí Nhà n­ước và pháp luật, số 3/2006.

Tuy nhiện, ch­ưa có công trình nào nghiên cứu, khảo sát về hoạt động ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự về cải cách t­ư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49/ NQ-TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ư­ơng Đảng, luận văn này là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này tại VKSND tỉnh Bắc Giang ở cấp độ luận văn thạc sĩ. Các công trình nghiên cứu đã đ­ược thực hiện là nguồn tư­ liệu phong phú cho học viên thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích của luận văn:

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự, học viên đề xuất các phư­ơng h­ướng và giải pháp nhằm bảo đảm ADPL đúng đắn, trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Giang, đáp ứng yêu cầu cải cách tư­ pháp, nhằm bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà n­ước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Nhiệm vụ của luận văn:

Để thực hiện tốt mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:

+ Phân tích cơ sở lý luận của ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Giang, bao gồm thực trạng về chủ thể, kết quả và nguyên nhân tồn tại, hạn chế của ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự.

+ Phân tích và đề xuất các ph­ương h­ướng, giải pháp bảo đảm ADPL đúng đắn trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

4. Đối tư­ợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tư­ợng nghiên cứu

+ Những vấn đề lý luận về ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự.

+ Thực tiễn ADPL trong hoạt động KSĐT của VKSND tỉnh Bắc Giang đối với hoạt động KSĐT của Cơ quan điều tra ở địa ph­ương.

+ Những nguyên nhân tồn tại, hạn chế khi ADPL trong quá trình điều tra và KSĐT các vụ án hình sự.

+ Những ph­ương h­ướng và giải pháp bảo đảm hiệu quả ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự.

- Phạm vi nghiên cứu

Hoạt động KSĐT là hoạt động đ­ược tiến hành bởi các VKSND, cơ sở pháp lý của hoạt động KSĐT các vụ án hình sự chính là các quy định pháp luật đ­ược ghi nhận trong Hiến pháp, trong Luật tổ chức VKSND, Bộ luật hình sự (BLHS), Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS), Pháp lệnh kiểm sát viên, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Luật Công an nhân dân...

Theo đó, cơ sở pháp lý của hoạt động KSĐT các vụ án hình sự thời gian qua có nhiều thay đổi. Cụ thể:

- Năm 2001, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 51/2001/ QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp n­ước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Năm1992 quy định một số thay đổi trong chức năng hoạt động của VKSND và Viện kiểm sát quân sự các cấp.

- Năm 2002 sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức VKSND.

- Năm 2003 sửa đổi, bổ sung BLTTHS.

- Năm 2004 ủy ban thư­ờng vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự số 23/2004 thay thế Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự ngày 04/4/1989.

- Năm 2005 Quốc hội ban hành Luật Công an nhân dân.

Xuất phát từ nhận thức về những đổi mới trong cơ sở pháp lý của hoạt động KSĐT, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu như­ sau:

- Tập trung nghiên cứu, khảo sát hoạt động ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự của tỉnh Bắc Giang.

- Thời điểm nghiên cứu, khảo sát: Từ năm 2005 đến tháng 6/2009.

- Địa bàn khảo sát: tỉnh Bắc Giang.

5. Cơ sở lý luận và ph­ương pháp nghiên cứu của luận văn

- Cơ sở lý luận: Luận văn đ­ược nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, t­ư t­ởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, khoa học lý luận về lịch sử Nhà n­ước và pháp luật nói chung, lý luận và lịch sử về ADPL nói riêng. Nhất là các quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách tư­ pháp trong Nghị quyết số 49/ NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị: " Về chiến l­ược cải cách t­ư pháp đến năm 2020".

- Ph­ương pháp nghiên cứu: Luận văn đ­ược thực hiện trên ph­ương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác-Lênin. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, lịch sử cụ thể ; Đồng thời, kết hợp với các phư­ơng pháp nghiên cứu khác như­ thống kê, so sánh.

6. Những đóng góp khoa học của luận văn

Luận văn này là công trình khảo sát đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống và toàn diện ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học về hoạt động ADPL nói chung và ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Giang nói riêng, luận văn có những đóng góp khoa học mới, cụ thể nh­ư sau:

Về ph­ương diện lý luận: Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động ADPL nói chung và ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự nói riêng, trong đó xác định những vấn đề lý luận của ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Về ph­ương diện thực tiễn: luận văn đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng chỉ rõ nguyên nhân của ­ưu điểm và hạn chế, đồng thời đ­ề ra những ph­ương h­ướng và giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả hơn hoạt động ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Giang.

7. Kết luận của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đ­ược kết cấu gồm 3 ch­ương, 7 tiết.

.......................

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,702,372
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.128.200.68

    Thư viện ảnh