ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ tư, 04/12/2024 -00:11 AM

Tóm lược những điểm mới về vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều BLTTDS

 | 

             Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS) đã được Quốc hội thông qua ngày 29/3/2011, đến nay chỉ còn hơn một tháng nữa Luật sẽ có hiệu lực thi hành ( kể từ ngày 01/01/2012 ). Một trong những vấn đề quan trọng, có sự thay đổi lớn so với các quy định trước đây là sự mở rộng vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự. Phạm vi tham gia của Viện kiểm sát vào việc giải quyết các vụ, việc dân sự đã được quy định cụ thể hơn, rộng hơn. Đó là:

     

Ảnh minh họa

     - Viện kiểm sát tham gia các phiên toà sơ thẩm đối với những vụ án do Toà án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điếm về thể chất, tâm thần. Viện kiểm sát tham gia tất cả các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên toà, phiên họp phúc thấm, giám đổc thấm, tái thấm.

      Với nội dung sửa đổi trên, quy định về việc tham gia phiên toà, phiên họp của Viện kiểm sát có sự thay đổi quan trọng, Viện kiểm sát có trách nhiệm tham gia phần lớn các phiên toà sơ thẩm và tham gia tất cả các phiên toà phúc thẩm. Ngoài ra, việc tham gia phiên họp của Viện kiểm sát, quy định tại Điều 21 không thay đổi, Viện kiểm sát vẫn có trách nhiệm tham gia tất cả các phiên họp giải quyết việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Tuy nhiên do có sự sửa đổi, mở rộng thẩm quyền giải quyết của Toà án đối với việc dân sự tại khoản 6, 7 Điều 26 và Điều 32a (là điều luật được bổ sung mới) nên Viện kiểm sát có trách nhiệm tham gia phiên họp giải quyết loại việc này.

      - Về phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm ( điều 234 ) đã có sự sửa đổi cơ bản về nội dung quyền phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên toà. Theo đó, Kiểm sát viên chỉ phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; đối với những người tham gia tố tụng dân sự Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án. Như vậy, tại phiên toà sơ thẩm Viện kiểm sát không có quyền đưa ra quan điểm, đường lối giải quyết vụ án về nội dung; ý kiến phát biểu của Viện kiểm sát chỉ đánh giá có vi phạm hay không vi phạm thủ tục tố tụng dân sự.

      - Về phạm vi kiểm sát: Điều 21 quy định Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. Luật sửa đổi bổ sung đã mở rộng phạm vi kiểm sát, Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát ngay từ khi Tòa án nhận đơn khởi kiện của đương sự. Trường hợp phát hiện những vụ, việc dân sự Tòa án trả lại đơn khởi kiện không đúng với quy định tại Điều 168 BLTTDS (sửa đổi), thì Viện kiểm sát có trách nhiệm kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp và Chánh án Tòa án cấp trên theo quy định tại Điều 170 của BLTTDS (sửa đổi) để khắc phục.

      Có thể thấy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS quy định liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên toà, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự theo hướng tăng cường vai trò kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án và những người tham gia tố tụng tại phiên toà. Trên phương diện hoạt động kiểm sát cùng với việc mở rộng thẩm quyền tham gia tố tụng tại phiên toà, phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát cũng được tăng cường theo. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Viện kiểm sát các cấp cần quan tâm, tăng cường nâng cao cả về trình độ chuyên môn, năng lực công tác và nguồn nhân lực để làm tốt nhiệm vụ này./.

 

                                                                                                                                                                                       Nhữ Dũng

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Xem toàn văn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự 2011 hãy bấm vào đây

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,545,872
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:52.15.136.223

    Thư viện ảnh