Qua nghiên cứu các quy định của BLHS về người chưa thành niên nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng, chúng tôi có một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự về vấn đề này như sau:
1- Điều 58 BLHS khi quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự sử dụng thuật ngữ “từ đủ… đến chưa đủ…”. Trong các quy định tại phần các tội phạm của BLHS liên quan đến người chưa thành niên phạm tội lại thường giới hạn một độ tuổi nào đó. Chúng tôi cho rằng cách sử dụng như vậy là không thống nhất và có thể dẫn đến những cách hiểu khác nhau. Bởi vậy cần phải có quy định thống nhất về vấn đề này. Cùng một nội dung chỉ nên sử dụng một trong hai thuật ngữ hoặc “chưa đủ” hoặc “dưới” để xác định một độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nào đó trong BLHS, không nên để tình trạng phần chung sử dụng thuật ngữ ‘chưa đủ”, phần các tội phạm lại sử dụng thuật ngữ “dưới” như hiện nay.
2- Điều 59 BLHS có quy định một số nguyên tắc cơ bản về xử lý những hành vi phạm tội của người chưa thành niên, trong đó có một nguyên tắc quan trọng là “chỉ đưa người chưa thành niên phạm tội ra xét xử và áp dụng hình phạt đối với họ trong những trường hợp cần thiết căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội vào những đặc điểm về thân nhân và yêu cầu của việc phòng ngừa” (đoạn 2 khoản 2 Điều 59 BLHS).
Theo chúng tôi, nguyên tắc này cần phải được cụ thể hóa bằng những quy phạm cụ thể, nhất là bằng những quy phạm liên quan đến vấn đề miễn trách nhiệm hình sự, áp dụng các biện pháp khác thay thế (không chỉ là các biện pháp tư pháp quy định trong BLHS).
Mặt khác, quy định này cũng phải được hướng dẫn cụ thể để áp dụng được thống nhất. Tại nghị quyết số 02/HĐTP ngày 5/1/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS, khi đề cập đến quy định này cũng không có sự giải thích, hướng dẫn mà chỉ nêu ra một ví dụ về “trường hợp cần thiết” đưa người phạm tội chưa thành niên ra xét xử và áp dụng hình phạt: “Thí dụ cướp của, giết người hoặc đã đưu vào trường giáo dưỡng mà trốn ra, tiếp tục phạm pháp nhiều lần…”. Hướng dẫn này, theo chúng tôi, một mặt không phản ánh đúng tinh thần của điều luật mặc khác rát khó vận dụng, thậm chí có thể vận dụng sai luật. Bởi vì, nếu theo nội dung của hướng dẫn trên người chưa thành niên phạm tội đã được đưa vào trường giáo dưỡng lại trốn ra tiếp tục phạm tội thì cũng không bị xử phạt nếu không phải là “phạm pháp nhiều lần”.
3- Đoạn 1 khoản 3 điều 59 BLHS quy định : “Viện kiểm sát có thể quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội nếu có người phạm tội ít nghiêm , , trọng, gây hại không lớn và nếu được gia đình hoặc một tổ chức xã hội nhận trách nhiệm giám sát”.
Trong quy định trên, chỉ trao cho Viện kiểm sát quyền quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội khi có những điều kiện quy định trong điều luật là chưa hợp lý. Bởi lẽ, việc xử lý người phạm tội thuộc thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng, căn cứ vào chức năng của từng cơ quan và giai đoạn tố tụng mà cơ quan đó thực hiện. Chúng tôi cho rằng khi có điều kiện quy định tại khoản 3 điều 59 BLHs cơ quan điều tra cũng có thể không tiến hành khởi tố vụ án và khi Viện kiểm sát truy tố ra tòa án để xét xử, những căn cứ những điều kiện tại khoản 3 điều 59 BLHS Tòa án cũng có thể tuyên người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.
Vì lẽ trên, đoạn 1 khoản 3 Điều 59 BLHS nên sửa lại theo hướng quy định : “người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng, gây thiệt hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và nếu được gia đình, chính quyền địa phương hoặc cơ quan, tổ chức xã hội nhận giám sát, giáo dục”.
4- Một trong số những nguyên tắc được xác nhận tại khoản 4 Điều 59 BLHS là : “khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức áp dụng đối với người đã thành niên”. Như vậy, về nguyên tắc, khi thực hiện những hành vi giống nhau, hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội sẽ nhẹ hơn hình phạt áp dụng đối với người đã thành niên. Mặc dù Điều 64 BLHS có quy định về mức giảm nhẹ của hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên, song quy định này mới chỉ đề cập đến việc giảm của mức hình phạt cao nhất áp dụng chứ chưa quy định về mức giảm nói chung và đặc biệt là chưa đề cập đến việc có thể xử dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác nhẹ hơn đối với người chưa thành niên phạm tội (ngoài những điều kiện chung áp dụng cho mọi trường hợp phạm tội). Để đảm bảo sự logic trong các quy định và thuận lợi cho việc áp dụng theo chúng tôi, nên quy định tại Điều 38 thêm một tình tiết giảm nhẹ: Người phạm tội là người chưa thành niên. Việc quy định này không những là sự thể hiện cụ thể của nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều 59 BLHS mà còn có ý nghĩa để áp dụng khoản 3 Điều 38 BLHS: “ khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật đã quy định hoặc chuyển sang một hình phạt kahcs thuộc loại nhẹ hơn”.
Cũng để thể hiện nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều 59 BLHS, chúng tôi cho rằng, cần quy định một tỷ lệ nhất định về hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội so với người đã thành niên phạm tội khi các điều kiện phạm tội khác giống nhau. Theo nguyên tắc người phạm tội ở độ tuổi càng nhỏ thì mức chênh lệch hình phạt so với người đã thành niên càng lớn. Tại nghị quyết số 02/HĐTP ngày 5-1-1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao có hướng dẫn: “nếu không có những tình tiết tăng nặng đáng chú ý thì thông thường mức hình phạt “đối với người chưa thành niên phạm tội có thể là một nửa mức hình phạt đối với người đã thành niên phạm tội khi các điều kiện phạm tội khác như nhau. Theo chúng tôi, hướng dẫn này chưa thể hiện triệt để nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự. Về khách quan, sự phát triển về thể chất, về tâm sinh lý ở độ tuổi từ dduer 14 đến dưới 16 tuổi còn non nớt. Ở độ tuổi này mức độ nhận thức và mức độ điều khiển hành vi của người phạm tội hạn chế hơn sơ với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. Do vậy, mức độ nguy hiểm cho xã hội của họ ít hơn và khả năng giáo dục, cả tạo của họ cũng dễ dàng hơn so với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. Chính vì vậy, không nên đưa ra một tỷ lệ mức phạt chung cho người chưa thành niên so với người đã thành niên. Cần phân biệt độ tuổi của người chưa thành niên để xác định tỷ lục mức hình phạt cho phù hợp. Ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hình phạt nhẹ hơn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi khi các điều kiện phạm tội khác giống nhau.
5- Về vấn đề tổng hợp hình phạt, Điều 65 BLHS mới chỉ quy định việc tổng hoepj hình phạt đối với người phạm nhiều tội, có tội phạm trước khi đủ 18 tuổi chứ chưa quy định việc tổng hợp hinhfphatj đối với một người khi tất cả các lần phạm tội người đó đều chưa đủ 18 tuổi, Mặt khác, BLHS cũng chưa có quy định cụ thể về việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án trong trường hợp các bản án đó đều áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội cũng như trong trường hợp trong số các bản án áp dụng khi người đó là người chưa thành niên phạm tội, có bản án áp dụng khi người đó là người chưa thành niên phạm tội. Những thiếu sót này cần phải được bổ sung vào BLHS sửa đổi lần này.
Theo Điều 65 BLHS, một người phạm nhiều tội có tội phạm thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tọi phạm thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng đối với người đó sẽ phải theo nguyên tắc: hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 64, tức là điều luật quy định về mức phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên. Đây là điểm bất hợp lý, bởi lẽ, đối với tội phạm do một người thực hiện ở độ tuổi chưa thành niên, người đó đã được hưởng mức hình phạt giảm nhẹ theo quy định của Điều 64. Khi người đó đã thành niên lại phạm tội tiếp, nếu việc tổng hợp hình phạt đối với họ vấn theo quy định của Điều 64 có nghĩa là đã đem quy định có tình chất ưu đãi đối với người chưa thành niên phạm tội áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội. Điều này không đảm bảo nguyên tắc công bằng của Luật hình sự, làm giảm hiệu quả của việc đấu tranh. Vì lẽ đó, Điều 65 BLHS cần được sửa lịa theo hướng quy định trong trường hợp một người phạm tội, có tội thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội thực hiện sau khi đủ 18 tuổi thì việc tổng hợp hình phạt được thực hiện như đối với người đã thành niên, không kể tội nặng nhất mà người đó thực hiện trước khi đủ 18 tuổi hay sau khi đủ 18 tuổi.
Việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, trong đó có bản áp dụng khi người đó là người chưa thành niên phạm tội, có bản án áp dụng khi người đó là người đã thành niên phạm tội, cũng cần phải được quy định theo tinh thần trên.
Đối với việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội mà tất cả các lần phạm tội, người phạm tội đều là người chưa thành niên hoặc trong trường hợp có nhiều bản án đều áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội cũng cần phải được quy định cụ thể trong BLHS. Hình phạt chung mà người chưa thành nien phạm tội phải chịu khi tổng hợp hình phạt cần phải được quy định thấp hơn một cách đáng kể so với hình phạt chúng mà người đã thành niên phạm tội phải chịu khi tổng hợp hình phạt ./.
Thạc sỹ Phạm Mạnh Hùng