.

Chủ nhật, 19/05/2024 -18:18 PM

Những điểm cần lưu ý khi thực hiện Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề và Chế độ phụ cấp công vụ

 | 

            Trong những năm qua cùng với tiến trình cải cải tư pháp, công tác xây dựng ngành Kiểm sát tiếp tục có nhiều chuyển biến rõ rệt. Các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nói chung và ngành Kiểm sát nói riêng từng bước được nâng lên góp phần cải thiện đời sống của cán bộ, công chức trong khu vực hành chính, sự nghiệp. Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ qui định về chế độ phụ cấp công vụ là một trong những chế độ đãi ngộ mới nhất có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/06/2012. Tuy nhiên, khi thực hiện Nghị định này các đơn vị cần lưu ý một số nội dung so với việc thực hiện Quyết định số 138/2005/QĐ-TTg ngày 163/06/2005 của Thủ trướng Chính phủ về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên ngành Kiểm sát như sau:

           

             Thứ nhất, theo Thông tư liên bộ số 01/2006/TTLT/VKSTC-BNV-BTC ngày 19/01/2006 giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định 138/2005/QĐ-TTg thì đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề trong ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên các cấp đang hưởng lương theo quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát. Trong khi đối tượng hưởng phụ cấp công vụ theo Nghị định 34/2012/NĐ-CP về chế độ phụ cấp công vụ bao gồm:Các đối tượng đã được xếp lương hoặc phụ cấp quân hàm theo quy định tại khoản 2, Điều 2 của Nghị định này tại các văn bản: Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát; Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước; bảng lương, phụ cấp, trang phục đối với cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước, chế độ ưu tiên đối với Kiểm toán viên nhà nước; Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Do đó, đối tượng hưởng phụ cấp công vụ rộng hơn so với đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề được qui định trong Quyết định số 138/2005/QĐ-TTg; Phụ cấp công vụ và phụ cấp trách nhiệm theo nghề được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

            Thứ hai, Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ có qui định thời gian không được tính phụ cấp công vụ, bao gồm:Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam. Vìvậy, so với qui định tại mục 3, phần I của Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT/VKSTC-BNV-BTC ngày 19/01/2006 hướng dẫn thi hành Quyết định số 138/2005/QĐ-TTg ngày 13/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp cán bộ, công chức nghỉ ốm đau, thai sản nếu không vượt quá thời hạn qui định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành của nhà nước thì vẫn được hướng phụ cấp trách nhiệm theo nghề. Tuy nhiên cũng trong trường hợp tương tự theo qui định tại khoản 2, Điều 4 của Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ thì cán bộ, công chức trong "thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội" sẽ không được tính hưởng phụ cấp công vụ. Ví dụ: Trường hợp cán bộ, công chức trong thời gian nghỉ ốm đau, thai sản... sẽ không được hưởng phụ cấp công vụ.

             Như vậy, khi thực hiện chế độ phụ cấp công vụ và chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề ngoài việc quan tâm tới phạm vi, đối tượng, nguồn kinh phí, nguyên tắc chi trả thì các đơn vị cũng cần lưu ý tới các điều kiện để được hưởng phụ cấp công vụ có những điểm khác so với chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề.

Nguyễn Văn Tuấn

 

 

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,934,785
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.147.46.58

    Thư viện ảnh