.

Thứ năm, 25/04/2024 -18:17 PM

Nguyên tắc xét xử " phải được tiến hành liên tục" quy định trong Bộ luật TTDS được hiểu như thế nào ?

 | 

            Khoản 2 Điều 197 Chương XIV của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 quy định về phiên toà sơ thẩm, theo đó quy định có tính nguyên tắc về việc xét xử phải “bằng lời nói và được tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xừ vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 198 của Bộ luật này.

          Trong trường hợp đặc biệt do Bộ luật này quy định thì việc xét xử có thể tạm ngừng không quá năm ngày làm việc. Hết thời hạn tạm ngừng, việc xét xử vụ án được tiếp tục”.

          Xung quanh vấn đề này, hiện vẫn còn nhiều ý kiến như: Liên tục ở đây được hiểu như thế nào? Liên tục về mặt thời gian hay liên tục trong thành phần của Hội đồng xét xử? Khi một thành viên trong Hội đồng xét xử cùng lúc tiến hành song song hai vụ án trong thời gian tạm ngừng (không quá 05 ngày làm việc) của vụ án trước đó đã tham gia thì có bị coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tổ tụng không? Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ đưa ra ý kiến của cá nhân dựa trên căn cứ luật định để làm sáng tỏ vấn đề này, mong nhận được những ý kiến đóng góp của các độc giả quan tâm. Để tiện theo dõi, tôi nêu ra một vụ án mà Viện kiểm sát nhân dân tỉnh N báo cáo đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giảm đốc thẩm như sau:

          Giữa bà Lê Thị Hồng Thắm, ông Tôny Ngô và ông Andy Trần có thoả thuận miệng với nhau về việc ông Tôny Ngô, bà Lê Thị Hồng Thắm sang nhượng lại cơ sở và giấy phép kinh doanh Chi nhánh 2 Công ty TNHH SXTM Baron với giá 17.000 USD. Theo nguyên đơn thì việc sang nhượng có điều kiện là phía ông Baron Trần sang tên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho bà Thắm, nếu không sang tên được thì ông Baron Trần phải bổ nhiệm bà Thắm làm đại diện đứng đầu chi nhánh để kinh doanh. Tuy nhiên, khi tiến hành làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận đàng ký kinh doanh cho bà Thắm không được Sở kể hoạch và đầu tư thành phố chấp thuận và ông Tôny Ngô yêu cầu ông Baron Trần bổ nhiệm ông Tôny đứng đầu chi nhánh nhưng ông Baron Trần không thực hiện nên bà Thắm, ông Tôny Ngô khỏi kiện yêu cầu huỷ hợp đồng sang nhượng cơ sở kinh doanh, yêu cầu bị đơn trả lại 17.000USD.

          Phía bị đơn thừa nhận có thoả thuận miệng với nguyên đơn về việc sang nhượng địa điểm kinh doanh và toàn bộ vật dụng thiết bị trong căn nhà tại địa điểm trên với giá 17.000 USD. Ông Baron Trần đã nhận của nguyên đơn số tiền trên nhưng không thừa nhận có thoả thuận việc sang tên kinh doanh cho bà Thắm mà việc xin giấy phép kinh doanh do bà Thắm tự lo. Do phía ông đã thực hiện xong các thoả thuận nên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

          Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 370 ngày 30/3/2010 của Toà án nhân dân tỉnh N đã quyết định: Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc yêu cầu huỷ hợp đồng thoả thuận miệrm Sang nhượng cơ sở kinh doanh.

          Ngày 07/4/2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh N đã có Quvết định kháng nghị phúc thẩm số 343 với nội dung: Huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm dân sự số 370 ngày 30/3/2010 của Toà án nhân dân tỉnh N để xét xử lại theo đúng quv định của pháp luật. Với lý do: Toà sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 197 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

          Theo quan điểm cùa Viện kiêm sát nhân dân tỉnh N thì trong thời gian diễn ra vụ kiện tranh chấp hợp đồng sang nhượng cơ sở kinh doanh giữa bà Lê Thị Hồng Thắm, ông Tôny Ngô với ông Baron Trần và ông Andy Trần đã được Toà án nhân dân tỉnh N đưa ra xét xử sơ thẩm ngày 25/3/2010, nghị án kéo dài đến ngày 30/3/2010 tuyên án với thành phần Hội đồng xét xử gồm: Thẩm phán chủ tọa phiên toà ông Lê Ngọc Tường; các Hội thẩm nhân dân gồm: Bà Phạm Thị Hồng Phượng, bà Phan Thị Anh Thư.

          Tuy nhiên, vào ngày 22/3/2010 đến ngày 29/3/2010, Toà án nhân dân tỉnh N có đưa vụ kiện tranh chấp thừa kế giữa bà Trương Thị Hồng Vân với bà Trương Thị Mỹ Dung ra xét xử sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử trong đó có bà Phan Thị Anh Thư là Hội thẩm nhân dân. Do đó, Viện kiêm sát nhân dân tỉnh N cho rằng, trong cùng thời gian bà Phan Thị Anh Thư tham gia xét xử 02 vụ kiện là Hội thẩm nhân dân đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dân sự quy định tại khoản 2 Điều 197 Bộ luật Tố tụng Dân sự: Việc xét xử bằng lời nói và liên tục. Tại khoản 2 Điều 197 Bộ luật Tổ tụng Dân sự quy định: “Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc”.

          Mặc dù tại thời điểm xét xử vụ án, bà Thắm, ông Tôny Ngô kiện ông Andy Trần, Baron Trần (ngày 25/3/2010) là thời gian Hội đồng xét xử vụ án bà Vân kiện bà Dung nghị án (từ ngày 23/3/2010 đến ngày 29/3/2010) cũng trùng với thời gian nghị án kéo dài của Hội đồng xét xử vụ bà Thắm kiện ông Baron Trần (từ ngày 26/3/2010 đến ngày 30/3/2010). Theo quy định tại khoản 5 Điều 236 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định về nghị án như sau: “Trong trường họp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên toà”. Vì vậy, việc bà Phan Thị Anh Thư trong cùng thời gian tham gia xét xử 02 vụ án khác nhau là vi phạm quy định tính liên tục trong xét xử mà Bộ luật Tố tụng Dân sự đã quy định.

          Với nhận định như vậy, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh N đã đồng nhất quan điểm liên tục theo quy định tại khoản 2 Điều 197 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 theo hướng liên tục về thời gian, liên tục khi xét xử; theo đó, thành viên của Hội đồng xét xử phải tham gia liên tục trong cùng một vụ án, phải khi nào kết thúc vụ án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì mới được tham gia vào một vụ án khác.

          Tác giả không đồng tình với quan điểm trên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh N, bởi lẽ: Căn cứ vào khoản 2 Điều 197, khoản 5 Điều 236 Bộ luật Tố tụng Dân sự, Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ nhất “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự thì việc bà Phan Thị Anh Thư với tư cách là Hội thẩm nhân dân tham gia vào quá trình giải quyết cả 02 vụ án nói trên là không vi phạm khoản 2 Điều 197 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004. Các điều luật nói trên chỉ quy định mang tính nguyên tắc là việc xét xử phải đảm bảo tính liên tục về thành phần của Hội đồng xét xử để đảm bảo nguyên tắc “Khi nghị án chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên toà, kết quả việc hỏi tại phiên toà và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên”.

          Do đó, để đảm bảo đánh giá đúng nội dung vụ án cũng như các tình tiết phát sinh tại phiên toà thì bắt buộc phải có đầy đủ thành phần Hội đồng xét xử khi tuyên án (vì hơn ai hết, các thành viên của Hội đồng xét xử đã nắm bắt được hết nội dung của vụ án thông qua hồ sơ vụ án và trực tiếp xét hỏi tại phiên toà), đảm bảo cho bản án được khách quan và đúng pháp luật.

          Mặt khác, theo quy định của pháp luật thì Hội thẩm nhân dân cũng không phải là biên chế của Toà án. Hội thẩm với tư cách là người đại diện của nhân dân đảm bảo cho bản án đưa ra thấu lý và đạt tình. Vì vậy, bà Phan Thị Anh Thư tham gia vụ kiện của bà Vân và bà Dung trong khi vụ kiện của bà Lê Thị Hồng Thắm với ông Baron Trần chưa được giải quyết dứt điểm (đang trong thời gian nghị án) thì cũng không vi phạm tính liên tục theo tinh thần của Điều 197 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

          Tóm lại, theo chúng tôi thì: Tính liên tục ở đây nên được hiểu là liên tục trong thành phần Hội đồng xét xử, chứ không nên hiểu máy móc liên tục về mặt thời gian (điều này cũng phù họp với Điều 198 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định về thay thế thành viên Hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt cũng như các quy định về việc phải chuẩn bị cả Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân dự khuyết).

         Trên đây là ý kiến của tác giả về tinh thần của khoản 2 Điều 197 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004. Vì hiện tại chưa có văn bản hướng dẫn nên vẫn còn nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này. Hy vọng nhận được nhiều ý kiến trao đối của các độc giả quan tâm để hoàn thiện chế định này.

Nhữ Đức Dũng 

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,758,398
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.190.217.134

    Thư viện ảnh