ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ sáu, 22/11/2024 -17:19 PM

Xác định di sản thừa kế như thế nào?

 | 

Nội dung vụ án:

Ông Cường kết hôn với bà Huê từ năm 1984. Sau quá trình chung sống, do mâu thuẫn vợ chồng, ông Cường đã làm đơn xin ly hôn. Tại Quyết định số 98/2008/QĐST-HNGĐ ngày 06/11/2008 Tòa án huyện C đã công nhận thuận tình ly hôn giữa ông Cường, bà Huê. Về con chung, tài sản chung vợ chồng, ông Cường, bà Huê không đề nghị Toà án giải quyết.

Ngày 29/6/2009, ông Cường kết hôn với bà Hoa, khi đó tài sản ông Cường, bà Huê gồm có:

- Khối tài sản thứ nhất (hiện do bà Huê và anh Anh là con trai ông Cường và bà Huê đang quản lý) gồm: 01 mảnh đất diện tích 75m2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Cường và bà Huê; 01 nhà ở và một số tài sản trên đất có tổng trị giá 310.747.000đ.

- Khối tài sản thứ hai (hiện do anh Đương, bà Phi là mẹ đẻ ông Cường, chị Hoa đang quản lý) gồm: 1.555,5m2 đất ở và đất vườn, nhà ở và một số tài sản trên đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Cường và bà Huê, tổng trị giá tài sản là 211.569.000đ. 

Tài sản bà Huê phát triển được sau khi ly hôn ông Cường trên khối tài sản thứ nhất tổng trị giá 31.000.000đ; tài sản ông Cường, bà Hoa phát triển được trên khối tài sản thứ hai tổng trị giá 161.000.000đ.

Ngày 15/10/2010 ông Cường chết.

Nguyên đơn anh Đương cho rằng, ngày 01/9/2010, ông Cường có viết 01 giấy thừa kế, nội dung: Tôi có đất ở xóm A, xã B. Nay tôi viết thừa kế cho con trai tôi là Nguyễn Văn Đương, sinh năm 1998 toàn bộ diện tích đất ở và tài sản trên đất gồm một nhà ở bốn gian làm từ năm 1995 cùng các công trình phụ trên diện tích đất. Nên anh Đương khởi kiện yêu cầu đề nghị chấp nhận bản di chúc nêu trên của ông Cường, giao toàn bộ tài sản phần ông Cường đã quản lý sau khi ông Cường ly hôn với bà Huê cho anh Đương. Phần công sức của bà Hoa đóng góp vào khối tài sản, anh xin trả cho bà Hoa bằng tiền.

Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (anh Anh, bà Phi, chị Nga) đều đề nghị xác định di sản của ông Cường là toàn bộ tài sản ông Cường bà Huê đã tự phân chia và tài sản do ông Cường và bà Hoa phát triển được trong thời gian chung sống để chia thừa kế, phần di sản được hưởng đồng ý để anh Đương quản lý, sử dụng.

Bị đơn bà Hoa đề nghị chia di sản thừa kế của ông Cường theo đúng quy định của pháp luật. Khối tài sản chung của bà với ông Cường cùng tạo lập nên trong thời gian chung sống bà đề nghị chia, được bao nhiêu bà xin hưởng bằng đó.

- Quan điểm thứ nhất: Xác định di sản thừa kế do ông Cường để lại là toàn bộ tài sản thuộc khối tài sản thứ nhất và tài sản thứ hai cùng với khối tài sản ông Cường và bà Hoa phát triển được trong thời gian ông Cường và bà Hoa chung sống để chia thừa kế theo quy định của pháp luật, bởi lẽ: Mặc dù ông Cường và bà Huê có thoả thuận phân chia khối tài sản chung như trên nhưng việc phân chia này chỉ là thoả thuận miệng, không có xác nhận của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền do vậy việc phân chia này không có giá trị cần phải nhập toàn bộ tài sản vào để chia di sản thừa kế.

- Quan điểm thứ hai: Chỉ xác định khối tài sản thứ hai và phần tài sản của ông Cường trong khối tài sản ông Cường, bà Hoa phát triền được là di sản thừa kế của ông Cường để phân chia theo quy định của pháp luật với lý do: Sau khi ông Cường bà Huê thuận tình ly hôn, ông Cường và bà Huê đã tự nguyện phân chia tài sản, việc tự nguyện này không trái quy định của pháp luật, mặt khác anh Đương chỉ khởi kiện chia di sản thừa kế là khối tài sản thứ hai và phần tài sản của ông Cường trong khối tài sản ông Cường và bà Hoa phát triển được.  

Theo đồng chí thì giải quyết các tình huống nêu trên như thế nào, tại sao. Mong nhận được ý kiến trao đổi của các đồng chí, đồng nghiệp./.

Trần Thị Huệ- VKSND huyện Lạng Giang

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,420,279
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.220.200.33

    Thư viện ảnh