ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ hai, 23/12/2024 -21:53 PM

Lập hồ sơ vụ án hay lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm?

 | 

Trong giai đoạn khởi tố hay còn gọi là giai đoạn giải quyết tin báo tố giác về tội phạm thì vấn đề Cơ quan điều tra phải lập hồ sơ vụ án hay lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm có 02 quan điểm như sau:

Quan điểm thứ nhấtViệc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm là nhiệm vụ quyền hạn của Điều tra viên được quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Trong giai đoạn này Cơ quan điều tra phải lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, sau khi có quyết định khởi tố vụ án thì mới lập hồ sơ vụ án; Điều đó có nghĩa là trong Hồ sơ vụ án không có những văn bản tố tụng đã được ban hành trong giai đoạn giải quyết tin báo tố giác về tội phạm như Quyết định phân công Phó thủ trưởng,  ĐTV, KSV, thủ tục gia hạn thời hạn giải quyết tin báo tố giác về tội phạm... nhưng những tài liệu chứng cứ làm căn cứ khởi tố vụ án thì lại được lấy từ hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm và đưa vào Hồ sơ vụ án.

Quan điểm thứ haiCơ quan điều tra phải lập Hồ sơ vụ án theo đúng quy định tại Điều 131 Bộ luật Tố tụng hình sự, bởi lẽ tại khoản 1 Điều này quy định khi tiến hành tố tụng trong giai đoạn khởi tố (giai đoạn giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm), Cơ quan điều tra phải lập hồ sơ vụ án. Điều này có nghĩa là toàn bộ văn bản tố tụng cũng như các tài liệu chứng cứ đã xác minh thu thập được trong giai đoạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm đều phải có trong Hồ sơ vụ án.

Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai, mong đồng nghiệp nghiên cứu, trao đổi thêm./.

Đặng Bá Hưng- VKSND huyện Sơn Động

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,821,323
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.145.43.92

    Thư viện ảnh