ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ bảy, 23/11/2024 -04:31 AM

Xác định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính?

 | 

Việc xác định đúng thẩm quyền khi thụ lý vụ án hành chính là yêu cầu bắt buộc của Tòa án nhân dân khi giải quyết vụ án hành chính đúng quy định của pháp luật. Tôi xin đưa ra một ví dụ như: 

Nội dung vụ án: Ngày 02/6/2019, anh Nguyễn Văn A vi phạm Luật giao thông đường bộ bị lập biên bản vi phạm hành chính. Ngày 03/6/2019 Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh B (được giao quyền xử phạt) ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 037617/QĐ-XPVPHC đối với A mức phạt 3.000.000 đồng. Anh A khiếu nại Quyết định xử phạt trên. Ngày 03/7/2019, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh B ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu số 742/QĐ-PCSGT, xác định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với A là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật. Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, anh A khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án nhân dân tỉnh B đối với Trưởng phòng Cảnh sát giao thông và Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh B đề nghị: Hủy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và hủy Quyết định giải quyết khiếu nại nêu trên.

Căn cứ quy định tại Khoản1 Điều 31 Luật tố tụng hành chính quy định về thẩm quyền của Tòa án cấp huyện: 

1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó...»

Khoản 3 Điều 32 Luật tố tụng hành chính  quy định về thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh:

3. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.

Điều 39Luật xử lý vi phạm hành chính quy định vềthẩm quyền của Công an nhân dân:

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền...

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền..

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền...

4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, ..Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt....cóquyền...

5. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền...

Quá trình thụ lý, giải quyết có các quan điểm xác định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính như sau:

Quan điểm thứ nhất: Theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính nêu trên thì Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắttương đương với Trưởng công an cấp huyện. Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh B thuộc Công an tỉnh (Cơ quan nhà nước cấp tỉnh). Trưởng phòng Cảnh sát giao thông không phải là người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó (Giám đốc, Phó giám đốc Công an tỉnh). Nên căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật tố tụng hành chính thì vụ án hành chính trên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố C, tỉnh B.    

Quan điểm thứ hai: Phòng cảnh sát giao thông thuộc Công an tỉnh B để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp tỉnh và Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh B là người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước cấp tỉnh vì vậy theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật tố tụng hành chính thì thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc Tòa án nhân dân tỉnh B.

Tôi đồng ý quan điểm thứ hai, rất mong sự trao đổi của các đồng nghiệp./.

Trần Văn Trí- Phòng 10 Viện KSND tỉnh Bắc Giang

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,426,727
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.145.164.47

    Thư viện ảnh