ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ ba, 24/12/2024 -09:02 AM

Những sai sót Tòa án thường mắc phải khi giải quyết án phí dân sự sơ thẩm

 | 

Tại khoản 2 Điều 70; Điều 146, Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định đương sự có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định cụ thể chi tiết về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lývà sử dụng án phívàlệ phí Tòa án.

Theo các quy định tại các điều khoản, văn bản nêu trên thì các đương sự như nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm. Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng...

Theo số liệu tổng hợp các vụ án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện bị Tòa án nhân dân tỉnh B xử hủy, sửa trong năm 2018 thấy rằng khi giải quyết án dân sự, nhiều Tòa án cấp sơ thẩm có sai sót trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về án phí như: Không yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng án phí, buộc đương sự chịu án phí không đúng, không buộc đương sự chịu án phí, miễn hoặc không miễn án phí cho đương sự dẫn đến việc ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, gây thất thu ngân sách Nhà nước, bản án bị đương sự kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị. Cụ thể một số sai sót về việc giải quyết án phí như sau:

Tại điểm b khoản 3 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội đã quy định, đối với tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) vô hiệu thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau: Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng CNQSDĐvà một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng CNQSDĐvô hiệu và có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì ngoài việc chịu án phí không có giá ngạch được quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi thường thiệt hại phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với giá trị tài sản phải thực hiện nghĩa vụ.

Nhưng khi giải quyết tranh chấp hợp đồng CNQSDĐ có Tòa án đã thực hiện không đúng quy định này. Như trong một vụ án, Tòa án đã giải quyết tuyên bố hợp đồng CNQSD đất giữa các bên vô hiệu, buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn 1.480.000.000đ. Theo quy định của pháp luật thì bị đơn phải chịu án phí không có giá ngạch là 300.000đ và án phí có giá ngạch là 56.400.000đ. Tổng cộng phải chịu 56.700.000đ án phí. Nhưng Tòa án lại chỉ buộc bị đơn phải chịu số tiền án phí 300.000đ là không đúng.

Một vụ án khác, Tòa án giải quyết công nhận hợp đồng CNQSDĐ giữa các bên có hiệu lực pháp luật, không buộc các bên phải có nghĩa vụ về tài sản cho nhau, theo quy định của pháp luật bị đơn chỉ phải chịu án phí không có giá ngạch là 300.000đ, nhưng Tòa án lại giải quyết buộc bị đơn chịu án phí có giá ngạch 36.000.000đ là không đúng.

Có vụ án tranh chấp hôn nhân gia đình , Tòa án đã giải quyết phân chia tài sản chung, chia cho nguyên đơn được hưởng tài sản có giá trị 98.533.000đ. Theo quy định của pháp luật thì nguyên đơn phải chịu án phí là 4.926.000đ nhưng Tòa án lại chỉ buộc nguyên đơn chịu 615.000 đồng là sai.

Trong một vụ án tranh chấp hôn nhân gia đình, những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan(CQLNVLQ) (đều không thuộc trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí) đề nghị Tòa án giải quyết buộc nguyên đơn, bị đơn phải trả nợ. Nhưng Tòa án không thông báo yêu cầu người CQLNVLQ nộp tạm ứng án phí sơ thẩm. Nên họ không nộp tạm ứng án phí sơ thẩm. Nhưng Tòa án đã thụ lý giải quyết yêu cầu của họ và giải quyết buộc buộc nguyên đơn và bị đơn có trách nhiệm trả nợ chung tổng số 400.000.000đ. Nguyên đơn và bị đơn đều không thuộc đối tượng được miễn án phí. Nhưng Tòa án lại không giải quyết buộc nguyên đơn và bị đơn phải chịu án phí 400.000.000đ x 5% = 20.000.000đ đối với nghĩa vụ trả nợ.

Một số vụ án có đương sự thuộc trường hợp được miễn án phí (là người cao tuổi, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...)nhưng Tòa án lại không miễn án phí cho đương sự mà lại buộc họ phải chịu án phí; một số vụ án khác đương sự không thuộc trường hợp được miễn án phí nhưng Tòa án lại miễn án phí cho họ là không đúng quy định tạiĐiều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016.

Nguyễn Thị Tuyết- Phòng 9

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,828,908
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.147.54.100

    Thư viện ảnh