ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ tư, 25/12/2024 -11:19 AM

Hiểu và vận dụng pháp luật như thế nào cho đúng?

 | 

Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng. Vì vậy việc nhận thức và áp dụng pháp luật của những người tiến hành tố tụng có ý nghĩa quan trọng. Tôi xin trao đổi vấn đề “Đình chỉ” trong tố tụng hình sự.

- Trong giai đoạn điều tra:

          + Khoản 3 Điều 164 BLTTHS năm 2003 quy định: “Nếu trong một vụ án có nhiều bị can, mà căn cứ đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can”.

          + Khoản 2 Điều 230 BLTTHS năm 2015 quy định: “Trường hợp vụ án có nhiều bị can ... thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can”.

          Đối chiếu khoản 3 Điều 164 BLTTHS năm 2003 và khoản 2 Điều 230 BLTTHS năm 2015 thì không có gì thay đổi.

- Trong giai đoạn truy tố:

          + Khoản 3 Điều 169 BLTTHS  năm 2003 quy định: “Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can”.

          + Khoản 2 Điều 248 BLTTHS 2015 quy định: “Trường hợp có nhiều bị can... thì quyết định đình chỉ vụ án đối với từng bị can”.

          Đối chiếu khoản 3 Điều 169 BLTTHS năm 2003 và khoản 2 Điều 248 BLTTHS năm 2015 chỉ khác từ “có thể” bằng từ “Quyết định” còn nội dung cũng không có gì thay đổi.

          Xuất phát từ những quy định nêu trên, thực tiễn có Kiểm sát viên nhận thức trong giai đoạn điều tra khi có căn cứ để đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định “Đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can không phân biệt vụ án có một hay nhiều bị can”. Còn giai đoạn truy tố, khi có căn cứ đình chỉ thì Viện kiểm sát ra quyết định “Đình chỉ vụ án, đình chỉ vụ án đối với bị can”, không có sự phân biệt rõ ràng.

          Sau khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật, liên ngành Viện kiểm sát nhân dân tối cao-Bộ Công an- Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 quy định về phối hợp giữa cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật TTHS. Khoản 1 Điều 33 của thông tư số 04 quy định: “Khi có căn cứ đình chỉ điều tra ... Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can...”.

          Như vậy, trong giai đoạn điều tra và truy tố, khi có căn cứ đình chỉ thì bản chất sự việc không có gì khác nhau (chỉ khác giai đoạn tố tụng). Vấn đề đặt ra là, nếu vụ án có nhiều bị can mà căn cứ đình chỉ đối với bị can này không liên quan đến các bị can khác thì dùng quyết định “Đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can” còn vụ án có 01 bị can duy nhất thì dùng quyết định “Đình chỉ điều tra đối với bị can” trong giai đoạn điều tra. Thông tư số 04 đã khắc phục được những khác nhau trong việc nhận thức và áp dụng pháp luật.

          Trên đây là quan điểm của cá nhân tôi, rất mong nhận được ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp./.

Nguyễn Ngọc Thắng -VKSND huyện Hiệp Hòa

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,846,246
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:13.58.191.60

    Thư viện ảnh