ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ tư, 25/12/2024 -12:49 PM

Trao đổi về việc khấu trừ tiền bán đấu giá để thu án phí

 | 

Nguyễn Văn A và Nguyễn Thị B có quan hệ vợ chồng, hai người cùng đứng tên chủ hộ của ngôi nhà và đất có giá trị 3 tỷ đồng, để đem thế chấp vay tiền của ngân hàng C. Hết thời hạn vợ chồng A không có khả năng trả nợ, ngân hàng khởi kiện ra Toà án để xét xử, khi bản án có hiệu lực thi hành vợ chồng A vẫn không trả được và đồng ý để cơ quan thi hành án bán đấu giá nhà và đất.Tiền bán nhà, đất được 3 tỷ đồng cơ quan thi hành án trừ hết các khoản chi phí, số còn lại trả hết cho ngân hàng không giữ lại 64.000.000đ để thi hành án chủ động là số tiền án phí mà bản án tuyên vợ chồng Nguyễn Văn A phải thi hành. Hiện nay vợ chồng A không còn tài sản nào khác để thi hành án chủ động vì vậy cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định chưa có điều kiện thi hành án. Việc làm trên của cơ quan thi hành án dân sự đúng hay sai?

Quan điểm của chấp hành viên thì cho là việc làm trên của chấp hành viên là đúng, vì căn cứ vào Điều 12 (quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm) của Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng của Quốc Hôi và áp dụng điểm 2.4 phần 2 của công văn số 3022/TCTHADS ngày 15/8/2017 về việc hướng dẫn một số nội dung liên quan đến triển khai nghị quyết số 42/2017/QH14.

Điều 12 nghị quyết 42/2017/QH14 quy định: “Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật.”

Tại điểm 2.4 phần 2 của công văn số 3022 của Tổng cục thi hành án quy định: “ Từ ngày 15/8/2017, khi thực hiện việc thanh toán khoản tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, cơ quan THADS ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ đươc bảo đảm cho tổ chứa tín dụng sau khi trừ chi phí cưỡng chế theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Đối với các nghĩa vụ khác của người phải thi hành án chỉ được thực hiện thanh toán trong trường hợp khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế.

Riêng đối với khoản án phí, cơ quan thi hành án dân sự tạo điều kiện để các bên đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được thoả thuận nhằm đảm bảo khoản thu nộp ngân sách nhà nước và kết thúc được hồ sơ thi hành án chủ động đối với khoản án phí.”

Theo quan điểm của cá nhân tôi thì chấp hành viên  không trừ khoản tiền  64.000.000đ để thi hành quyết định thi hành án chủ động về khoản tiền án phí mà trả hết tiền bán tài sản của  vợ chồng A cho ngân hàng  là vi phạm điểm b, khoản 1 điều 47 Luật thi hành án. Tại điểm b, khoản 1, điều 47 Luật thi hành án quy định: “1. Số tiền thi hành án, sau khi trừ chi phí thi hành án và khoản tiền quy định tại khoản 5, điều 105 của luật này thì được thanh toán theo thứ tự sau đây:

a. Tiền cấp dưỡng, tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi viêc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;

b. Tiền án phí, lệ phí Toà án.

Công văn 3022 của tổng cục thi hành án cũng hướng dẫn rất rõ về việc thi hành án chủ động đối với khoản tiền án phi: Riêng đối với khoản tiền án phí, cơ quan THADS tạo điều kiện để các bên dương sự và những người có quyền lợi , nghĩa vụ liên quan được thoả thuận nhằm đảm bảo khoản thu nộp ngân sách nhà nước và kết thúc được hồ sơ thi hành án chủ động đối với khoản án phí.

Hiểu đúng nghĩa của công văn thì việc thi hành án chủ động đối với khoản tiền án phí vẫn là phải ưu tiên trước. Còn câu ưu tiên cho các đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được thoả thuận nhằm đảm bảo khoản thu nộp ngân sách nhà nước và kết thúc đươc hồ sơ thi hành án chủ động đối với khoản án phí mục đích là để người được thi hành án có thể chịu nộp khoản tiền án phí thay cho người phải thi hành án, bởi ngân hàng có quyền miễn khoản tiền lãi cho người phải thi hành án.

Nếu hiểu và áp dụng như việc làm nêu trên của chấp hành viên sẽ không thu được khoản tiền án phí và hồ sơ thi hành án chủ động sẽ kéo dài không biết đến bao giờ mới kết thúc.

Bài viết này có từ thực tiễn trong công tác thi hành án dân sự, tôi xin được bầy tỏ quan điểm cá nhân, rất mong các đồng chí cùng quan tâm trao đổi./.

Nguyễn Đình Điển- Phòng 11

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,847,321
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.144.252.243

    Thư viện ảnh