ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ tư, 25/12/2024 -20:40 PM

Cắt trộm gỗ rừng tự nhiên có phạm tội xâm phạm sở hữu hay không?

 | 

Nội dung vụ án: Tháng 12/2017, Qua kiểm tra khu rừng đặc dụng thuộc thẩm quyền quản lý, Hạt kiểm lâm huyện A phát hiện thấy có 8 cây gỗ Lim xanh bị chặt phá, khai thác trái phép. Hạt kiểm lâm tiến hành khám nghiệm hiện trường xác định: 8  cây gỗ Lim bị khai thác trái phép nêu trên có tổng khối lượng là: 7,5m3(Thuộc nhóm IIa).

Quá trình phối hợp xác minh giải quyết, Hạt kiểm lâm và Cơ quan điều tra huyện A đã xác định các đối tượng tham gia cắt phá gồm: Nguyễn Văn B có hành vi cắt hạ 01cây gỗ Lim có khối lượng 1,5m3 trị giá 8.000.000đ; Nguyễn Văn C cắt hạ 03 cây gỗ Lim có khối lượng 2,5m3 trị giá 12.000.000đ; Nguyễn Văn D cắt hạ và xẻ 04 cây gỗ Lim có khối lượng 3,5m3 trị giá:18.000.000đ.

Các đối tượng Nguyễn Văn B, Nguyễn Văn C, Nguyễn Văn D có hành vi cắt phá riêng lẻ, không bàn bạc, thống nhất với nhau, thời gian khai thác trái phép khác nhau, khối lượng bị cắt phá của từng đối tượng đều dưới 5m3 gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA.

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị Định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì mức tối đa xử phạt hành chính đối với hành vi khai thác rừng đặc dụng trái phép là đến 5m3. Xác định hành vi của các đối tượng trên không đủ yếu tố cấu thành tội Vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng, theo Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên B, C, D có phạm tội xâm phạm sở hữu hay không hiện có 2 quan điểm khác nhau như sau:

Quan điểm thứ nhất: Hành vi của các đối tượng Nguyễn Văn B, Nguyễn Văn C, Nguyễn Văn D  có đủ yếu tố cấu thành tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại điều 138 BLHS năm 1999 (Căn cứ vào giá trị gỗ bị cắt phá trộm của từng đối tượng đều trên 02 triệu đồng).

Quan điểm thứ hai: Hành vi của các đối tượng này chỉ vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị Định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản không có dấu hiệu phạm tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại điều 138 BLHS năm 1999.

Quan điểm của cá nhân tôi đồng ý với quan điểm thứ nhất, rất mong nhận được ý kiến trao đổi của đồng nghiệp./.

Hoàng Trung Kiên- VKSND huyện Sơn Động

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,852,163
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.146.37.242

    Thư viện ảnh