ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ tư, 25/12/2024 -08:26 AM

Tổng hợp ý kiến phản hồi bài viết: “Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam đối với bị cáo đang bị tạm giam do đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết được thông qua trình tự, thủ tục như thế nào”

 | 

Sau khi tác giả Nguyễn Ngọc Thắng bài viết “Hội đồng xét xử ra lệntạm giam đối với bị cáo đang bị tạm giam do đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết được thông qua trình tự, thủ tục như thế nào? đăng trên Trang tin điện tử VKSND tỉnh Bắc Giang. Ban biên tập nhận được 04 ý kiến phản hổi.

Tác giả Đặng Minh Hà- VKSND huyện Lạng Giang, Đặng Bá Hưng- VKSND huyện Sơn Động, Trần Ngọc Nam- Thanh tra, Nguyễn Địch Binh- Phòng 2 đều chung quan điểm là việc tiếp tục tạm giam đối với Nguyễn Văn A thuộc thẩm quyền của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện. Bởi lẽ:

Thứ nhất, tại khoản 2 Điều 278 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 Bộ luật này. Có thể hiểu thời hạn chuẩn bị xét xử bao gồm cả thời hạn để Tòa án mở phiên tòa (đã cộng thêm 15 ngày). Trong trường hợp tác giả nêu, trước ngày 15/02/2018, Chánh án là người có quyền ra Quyết định tạm giam đối với A để đảm bảo cho việc xét xử và thời hạn tạm giam tối đa là 15 ngàynữa.

Trong trường hợp phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nếu hết thời hạn tạm giam thì Chánh án có quyền ra lệnh tạm giam tiếp. Thời hạn tạm giam trong trường hợp này không quá thời hạn quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 277 BLTTHS 2015.

Thứ hai, hoạt động của Hội đồng xét xử là hoạt động tập thể và quyết định theo đa số; bắt đầu phát sinh khi mở phiên tòa để xét xửvụ án. Mặt khác, Điều 299 Bộ luật này cũng quy định việc Hội đồng xét xử ra bản án hoặc các quyết định khác liên quan đến việc giải quyết vụ án phải được thông qua tại phòng nghị án hoặc phòng xử án. Như vậy, trong trường hợp tác giả nêu thì Hội đồng xét xử không thể ra Quyết định tạm giam theo quy định tại khoản 3 Điều 278 BLTTHS 2015 khi chưa mở phiên tòa.  

Thứ ba,Trong trường hợp thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử theo khoản 2 Điều 278 BLTTHS 2015đã hết mà chưa mở phiên tòa thì Tòa án phải trả tự do cho người bị tạm giam chứ không thể áp dụng khoản 3 Điều 278 BLTTHS 2015 để tiếp tục tạm giam.

Ban biên tập

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,843,900
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.220.13.15

    Thư viện ảnh