ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ tư, 25/12/2024 -08:15 AM

Trao đổi bài viết “ Áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự hay Luật thi hành án hình sự ”

 | 

Sau khi đọc bài viết Áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự hay Luật thi hành án hình sự” của tác giả Giáp Văn Hùng đăng trên trang tin điện tử VKSND tỉnh Bắc Giang ngày 10/4/2018; tôi đồng tình với quan điểm thứ hai, bởi lẽ:

Nguyễn Thị H được hoãn thi hành án lý do đang có thai. Mặc dù H là đối tượng điều chỉnh của Luật thi hành án hình sự nhưng Nguyễn Thị H lại phạm tội mới trong thời gian được hoãn nên bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tại khoản 4 Điều 24 Luật thi hành án hình sự quy định: “Trong thời gian được hoãn chấp hành án mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng...thì UBND xã có nhiệm vụ quản lý người được hoãn báo cáo Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện đề nghị Chánh án Tòa án đã ra quyết định hoãn hủy bỏ quyết định đó”.

Như vậy điều luật chỉ quy định người chấp hành án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không quy định là hành vi phạm tội bị khởi tố. Trong trường hợp này, H đã phạm tội mới trong thời gian được hoãn chấp hành án nên đủ căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam là “tiếp tục phạm tội” theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với H là có căn cứ.

Đồng thời, Cơ quan điều tra phải có trách nhiệm phối hợp chuyển người bị tạm giam đến Trại tạm giam để đảm bảo cơ sở vật chất, đủ điều kiện để tạm giam đối với người phụ nữ có thai theo đúng chế độ của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.

Trần Lệ Toàn- VKSND huyện Yên Thế

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,843,766
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:52.15.70.0

    Thư viện ảnh