ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ bảy, 23/11/2024 -18:47 PM

Những vướng mắc về quy định “Người đại diện” trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

 | 

Thực tiễn trong hoạt động tố tụng cho thấy, việc quy định “ Người đại diện” là rất cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động tranh tụng được diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng vẫn còn khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 77 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “ Người đại diện của người bị buộc tội”.

Như vậy, người đại diện của người bị buộc tội được hiểu như thế nào, ai là người đại diện? Là người thân thích hay không thân thích? Đó có phải là người đại diện theo ủy quyền hoặc người đại diện hợp pháp của người bị buộc tội theo quy định tại Điều 136 của Bộ luật dân sự hay không.

Theo quan điểm cá nhân: Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi thì “Người đại diện” phải là những người thân thích gồm: bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột. Trường hợp nếu người bị buộc tội không có những người thân thích như kể trên thì mới đến thành phần khác như: thầy giáo, cô giáo, đoàn thanh niên..

Bên cạnh đó, người đại diện cần thực hiện những thủ tục gì, nộp cho cơ quan tố tụng các loại giấy tờ gì để chứng minh có tư cách đại diện cho người bị buộc tội.

Trên đây là những bất cập, khó khăn trong quá trình thực hiện mong nhận được sự trao đổi của các đồng nghiệp./.

Nguyễn Mậu Sơn- Viện KSND huyện Việt Yên

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,433,782
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.143.235.104

    Thư viện ảnh