BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH TƯ PHÁP TỈNH ỦY BẮC GIANG PHÁT ĐỘNG CUỘC THI TRỰC TUYẾN "TÌM HIỂU QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ VÀ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG" (TỪ NGÀY 01/8/2024 ĐẾN 31/8/2024). 

Chủ nhật, 25/08/2024 -22:06 PM

Có thể giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với La Văn A theo quy định của BLTTHS năm 2015 hay không?

 | 

La Văn A có hành vi cậy cửa đột nhập vào nhà anh B là hàng xóm trộm cắp một chiếc xe máy trị giá 10 triệu đồng. Sau khi phát hiện bị mất xe, anh B đã mở Camera để xem lại thì thấy A là người đã trộm cắp nên đã trình báo đồng thời cung cấp thiết bị lưu trữ Video ghi hình ảnh A trộm cắp xe. Cơ quan điều tra căn cứ điểm b khoản 1 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 ra lệnh giữ người trong trong trường hợp khẩn cấp đối với A. Tại cơ quan điều tra, A đã thừa nhận hành vi trộm cắp tài sản của mình.

Hiện có hai quan điểm xử lý như sau:

Quan điểm thứ nhất: Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với La Văn A là đúng, bởi lẽ anh B là người bị hại đã chính mắt và xác nhận đúng A là người đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Theo điểm b khoản 1 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì có căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Quan điểm thứ hai: Anh B chỉ nhìn thấy A thực hiện hành vi trộm cắp tài sản trên Camera (hình ảnh gián tiếp) chứ không chính mắt nhìn thấy A đang thực hiện hành vi trộm cắp tài sản (hình ảnh trực tiếp). Do đó không có căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo điểm b khoản 1 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai. Tôi mong muốn các đồng nghiệp cùng nghiên cứu, trao đổi.

                                  Đặng Bá Hưng- VKSND huyện Sơn Động

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:29,079,676
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.21.46.73

    Thư viện ảnh