ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ bảy, 23/11/2024 -03:50 AM

Trao đổi bài viết “Xử lý vật chứng như thế nào cho đúng”

 | 

Sau khi đọc bài viết trao đổi “Xử lý vật chứng như thế nào cho đúng” của tác giả Trần Thị Huệ - VKS huyện Lạng Giang đăng trên trang tin điện tử của ngành Kiểm sát Bắc Giang, tôi có quan điểm trao đổi như sau:

>>>Xử lý vật chứng thế nào cho đúng ?

Theo như nội dung tác giả nêu thì chiếc xe máy mang tên A nên về mặt pháp lý A là người chủ sở hữu hợp pháp chiếc xe đó. Theo hợp đồng giữa A và công ty tài chính Home Credit thì A phải chịu trách nhiệm trả góp phần tiền còn lại; việc thoả thuận giữa A và N là tình cảm, pháp luật không có quy định nào về việc đứng tên đăng ký xe máy hộ người khác. Giả thiết nếu A không trả cho N chiếc máy thì N cũng không có căn cứ để đòi lại xe.

Tôi thấy cả 2 quan điểm của tác giả chưa thật sự thuyết phục, bởi lẽ:

Quan điểm thứ nhất: Tòa án tuyên trả cho A chiếc xe máy nhưng tạm giữ để đảm bảo thi hành án. A phải có trách nhiệm trả cho anh T số tiền 10 triệu đồng. N phải bồi thường cho anh T số tiền còn lại là 15 triệu đồng. Quan điểm này cho rằng, chiếc xe máy mang tên A và trị giá 20 triệu đồng trong khi N chỉ đưa cho A 10 triệu đồng để mua xe; A là người đứng ra ký kết hợp đồng, đăng ký xe mang tên A. Do vậy, cần xác định đây là tài sản của A và trả lại cho A. Tuy nhiên, trong số tiền mua xe có 10 triệu đồng là tiền do N trộm cắp của anh T nên A phải có trách nhiệm bồi thường cho anh T số tiền này.

 Tôi thấy theo quy định của pháp luật thì A không có trách nhiệm phải bồi thường dân sự cho anh T. Do vậy việc tuyên tạm giữ chiếc xe máy mang tên A để đảm bảo thi hành án là chưa chính xác.

Quan điểm thứ 2: Tòa án tuyên trả cho N chiếc xe máy nhưng tạm giữ để đảm bảo thi hành án và N phải bồi thường cho anh T toàn bộ số tiền đã trộm cắp. Quan điểm này cho rằng mặc dù xe máy mang tên A nhưng cả A và N đều thừa nhận đó là xe của N do A đứng tên hộ, N vẫn đang thực hiện hợp đồng trả góp với Công ty. Mặt khác, chiếc xe được mua bằng chính số tiền do N trộm cắp và N có nghĩa vụ bồi thường cho anh T.

Tôi thấy theo quy định của pháp luật thì chiếc xe máy mang tên A nên A chính là chủ sở hữu hợp pháp; giữa A và N không có hợp đồng giao dịch dân sự hợp pháp nào bằng văn bản để chứng minh chiếc xe đó thuộc quyền sở hữu của N. Vì vậy, nếu Tòa án tuyên trả lại chiếc xe máy đó cho N là không chính xác.

Theo quan điểm của tôi: Trong trường hợp nêu trên, Tòa án cần áp dụng Điều 76 BLTTHS để tuyên trả lại chiếc xe máy đó cho A và buộc N phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền trộm cắp cho anh T.

Rất mong ý kiến tham gia trao đổi của đồng nghiệp và bạn đọc.                        

Trần Ngọc Nam-Phòng 15 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,426,289
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.116.14.48

    Thư viện ảnh