ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ hai, 23/12/2024 -17:37 PM

Những tồn tại cần khắc phục để không còn tình trạng bản án khó thi hành

 | 

Trong lĩnh vực thi hành án còn gặp không ít khó khăn, phức tạp khi gặp phải những bản án có nội dung hoặc phần quyết định có sai sót, sai sót của bản án đó có một phần lỗi thuộc về Kiểm sát viên trong khâu kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.

Chức năng, nhiệm vụ của Kiểm sát viên ngoài việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa thì còn phải thực hiện công tác kiểm sát bản án, quyết định để đảm bảo tính chính xác của bản án, quyết định của Tòa án.

Theo quy định tại điều 229 bộ luật TTHS năm 2003 “ Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo,Viện kiểm sát cùng cấp,…” Theo quy định tại khoản 2 điều 241 bộ luật TTDS năm 2004; Theo quy định tại điều 269 bộ luật TTDS năm 2015 “ trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp”.

 Mục đích việc giao, nhận bản án nhằm để VKS cùng cấp kiểm sát bản án và quyết định của Tòa án xem có phù hợp nội dung của vụ án có trong hồ sơ,phù hợp với kết quả xét hỏi công khai và diễn biến tranh luận tại phiên tòa, nội dung khi tuyên án.

VKS cùng cấp khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án phải giao cho Kiểm sát viên nghiên cưú,kiểm tra thật kỹ nhằm phát hiện những sai sót,phản ánhtính trung thực của bản án,khi thấy bản án, quyết định của Tòa án có sai phạm thì tổng hợp báo cáo lãnh đạo Viện để kiến nghị hoặc kháng nghị. VKS cùng cấp phải  gửi ngay bản án, quyết định đó lên VKS cấp trên để VKS cấp trên nghiên cứu, kiểm tra nếu phát hiện bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật thì VKS cấp trên ban hành kháng nghị bản án, quyết định đó theo thẩm quyền .

Trong thực tiễn vẫn còn không ít bản án có sai sót nhưng Kiểm sát viên khi kiểm sátbản án không phát hiện ra để kiến nghị với Tòa án đính chính, sửa chữa bản án hoặc ban hành kháng nghị để Tòa án cấp trên đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục phúc thẩm, vì thế khi án có hiệu lực pháp luật đã xẩy ra tình trạng khó thi hành, dẫn đến việc thi hành án kéo dài, việc khiếu kiện xảy ra nhiều, ảnh hưởng tới tiến độ của công tác thi hành án.

Một số ví dụ cụ thể:

Trường hợp thứ nhất: Ông Nguyễn văn H sinh năm 1970  được Tòa án xử cho ly hôn với bà Dương Thị B.Trong hồ sơ của Tòa án thụ lý cũng như tại phiên tòa xét xử đều thể hiện ông H sinh năm 1970, nhưng trong bản án lại ghi ông H sinh năm 1971. Tòa án soát xét bản án không kỹ không phát hiện ra, Kiểm sát viên kiểm sát bản án cũng không phát hiện thiếu sót của bản án. Khi cơ quan thi hành án dân sự nhận được bản án có hiệu lực pháp luật,nhận được đơn yêu cầu thi hành án của bà B,cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án theo yêu cầu buộc ông Nguyễn Văn H sinh năm 1971 phải thi hành án trả cho bà Dương Thị B với số tiền…” khi Chấp hành viên giao quyết định thi hành án thì ông H phản ứng không nhận quyết định, ông trình bầy ông đúng tên là H nhưng ông sinh năm 1970, không phải ông H sinh năm 1971 như bản án đã tuyên và trong quyết định thi hành án giao cho ông. Ông H viết đơn khiếu kiện cơ quan thi hành án về việc thi hành án không đúng người từ đó dẫn đến việc thi hành án bị kéo dài.

Trường hợp thứ hai: Ông Nguyễn Văn T có tranh chấp với bà Nguyễn Thị C 2000m2 đất, trên đất có 20 cây nhãn, tại thửa… tờ bản đồ…xứ đồng…thôn…xã …huyện…tỉnh. Mảnh đất có chiều dài các cạnh: phía bắc giáp đất ông A có chiều dài… phía đông giáp đất ông B có chiều dài…Trong hồ sơ và tại phiên tòa sơ thẩm,phần nhận định của bản án cũngđược nêu đầy đủ những nội dung như trên.Nhưng phần quyết định của bản án chỉ ghi: Buộc ông Nguyễn Văn T phải trả lại bà Nguyễn Thị C 2000 m2 đất, bà C được quản lý, sử dụng 20 cây nhãn, mảnh đất có chiều dài các cạnh… không tuyên mảnh đất 2000 m2 này ông T phải trả lại bà C thuộc thửa đất số bao nhiêu, thuộc cánh đồng nào, xóm, xã nào? khi cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo yêu cầu bà C thì ông T cũng phản đối quyết liệt, cho là bản án và quyết định thi hành án không nêu 2000 m2 đất mà ông phải trả cho bà C thuộc khu đồng nào… Từ đó phát sinh việc ông T khiếu kiện kéo dài mấy năm không thi hành án được.

Trường hợp thứ ba: Ông Nguyễn Văn A xây nhà cho ông Nguyễn Văn B nhưng ông B không có tiền,ông B nhờ ông A đứng ra làm thủ tục vay tiền của ngân hàng 5 tỷ đồng,ông B là người đem tài sản của mình ra để bảo lãnh với Ngân hàng cho ông A vay tiền. Ông A và ông B có cam kết khi rút được tiền thì ông A phải đem số tiền đó để mua vật liệu xây nhà cho ông B. Khi các bên thực hiện hợp đồng ông A được Ngân hàng cho rút 5 tỷ đồng.

Đến thời hạn trả nợ Ngân hàng ông A không trả nợ, Ông A khai đã dùng số tiền đó để mua vật tư xây nhà cho ông B, ông A đề nghị ông B phải trả ông tiền công và tiền vật tư để ông trả nợ cho Ngân hàng.

Khi hòa giải thì ông B có đưa ra quan điểm đồng ý hợp tác để giải quyết vụ việc được nhanh chóng và sẽ đưa ra phương án xử lý sau khi nghiên cứu, sau đó ông B không hợp tác trả nợ. Vì không thu hồi được tiền, Ngân hàng phát đơn ra Tòa kiện đòi tiền ông A. Cả hai lần đưa vụ án ra xét xử ông B đều được triệu tập đến phiên tòa nhưng ông B đều vắng mặt không có lý do.

Bản án sơ thẩm tuyên,buộc ông A phải trả nợ Ngân hàng 5 tỷ tiền gốc ngoài ra phải trả tiền lãi trong hạn, tiền lãi quá hạn. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật nếu ông A không trả đủ số tiền gốc và lãi nêu trên thì Ngân hàng có quyền yêu cầu phát mại tài sản thế chấp của ông B.

Trong bản án này có những tình tiết mà Hội đồng xét xử không làm rõ đó là: Ông A đã nhận đủ 5 tỷ đồng của Ngân hàng và thực tế đã mua vật tư thi công làm nhà cho ông B,nhưng không được chứng minh làm rõ. Trong hợp đồng bảo lãnh đã nêu rõ ông B dùng tài sản bảo lãnh cho ông A vay tiền làm nhà cho ông B, thực tế ông A đã làm được nhà cho ông B thì tại sao trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án thấy thái độ ông B không hợp tác để trả nợ Ngân hàng mà không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bằng hình thức kê biên ngôi nhà đó của ông B để đảm bảo việc thi hành án thu hồi tiền cho Ngân hàng. Nếu như chứng minh ông A đã dùng hết số tiền đó xây nhà ông B thì ông A lấy tiền đâu để trả Ngân hàng theo bản án tuyên?

Trường hợp thứ 4:Vào một buổi chiều cuối thu tiết trời mát mẻ,gió heo may lúa cúi đầu chào thì Nguyễn Văn A gặp chị Hoàng Thị S một cách vô tình ở tại công viên trong khi chị S đi thể dục. Qua những lời chào hỏi làm quen của A chi S đã tỏ ra tình cảm quý mến A, một lát sau A lấy điện thoại ra gọi thì điện thoại của A hết pin không gọi đươc. A hỏi chị S để mượn điện thoại, chị S đưa điện thoại cho A, khi có điện thoại A đã gọi cho ban trai tối đi uống rượu. Trong khi A gọi điện thì chị S đi thể dục cách xa nhau khoảng 300m. A đã nẩy sinh ý định lấy chiếc điện thoại của chị S, ngay sau đó A lấy xe mô tô đem điện thoại của chị S đi đến hiệu cầm đồ cắm chiếc điện thoại đươc 5 triệu đồng, số tiền này A khai đã ăn tiêu hết. Bản án sơ thẩm ghi bị hại thành bị cáo, vụ án chỉ có một mình chị S là bị hại thì lại ghi thêm hai người nữa là bị hại của vụ án.Phần nội dung của vụ án không nêu hành vi phạm tội của bị cáo A chiếm đoạt chiếc điện thoại của chị S,mà lại nêu hành vi trộm cắp chiếc xe đạp của bị cáo H trong một vụ án khác.

Từ những ví dụ thực tế nêu trên chỉ ra cho chúng ta bài học sâu sắc trong công tác kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án. Đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án ban hành đều chính xác và được thi hành theo đúng quy định của pháp luật, không để kéo dài thời gian thi hành án./.

Nguyễn Đình Điển           

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,817,602
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.133.122.95

    Thư viện ảnh