ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ hai, 23/12/2024 -14:31 PM

Có được áp dụng biện pháp tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015?

 | 

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền của công dân được ghi trong Hiến pháp. Do đó khi áp dụng biện pháp tạm giam các cơ quan tiến hành tố tụng cần xem xét thận trọng, căn cứ  theo đúng quy định tại Điều 119 của BLTTHS năm 2015.

BLTTHS năm 2015 quy định đối với tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng mà hình phạt tù trên 2 năm thì chỉ được áp dụng biện pháp tam giam đối với một trong các trường hợp quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 119 BLTTHS. Tuy nhiên qua thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự, tôi thấy còn những khó khăn vướng mắc đối với một số trường hợp cụ thể sau:

Vụ thứ nhất: Nguyễn Thị N và Lê Văn H phạm tội đánh bạc. N bị tuyên phạt 9 tháng tù giam, H bị tuyên phạt 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Trong khi chấp hành hình phạt tù, N tiếp tục phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Khoản 1 Điều 194 BLHS, trong thời gian điều tra N đã chấp hành xong hình phạt tù nên bị Cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt tạm giam.

Đối với H trong thời gian thử thách lại phạm tội cố ý gây thương tích theo Khoản 2 Điều 104 BLHS, Cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt tạm giam H.

Hiện nay việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với N và H có 2 quan điểm:

- Quan điểm thứ nhất: Vẫn có thể áp dụng biện pháp tạm giam đối với N và H. Bởi lẽ, trong quá trình thi hành án phạt tù N lại tiếp tục phạm tội nên đã thỏa mãn tình tiết "tiếp tục phạm tội" theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 119 BLTTHS 2015. Đối với H đang trong thời gian thử thách thì lại tiếp tục phạm tội nên cũng thỏa mãn điều kiện "tiếp tục phạm tội".

- Quan điểm thứ hai: Không có căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam đối với N và H. Vì tình tiết "tiếp tục phạm tội" được hiểu là khi bị can đã bị khởi tố không áp dụng biện pháp tạm giam nhưng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử lại tiếp tục phạm tội mới.

Vụ thứ hai: Trong tháng 5/2016, Nguyễn Văn A và Đào Văn B thực hiện 04 vụ trộm cắp xe máy. Kết quả điều tra xác định đây là vụ án trộm cắp tài sản mang tính chất "ổ nhóm", thực hiện nhiều hành vi trộm cắp xe máy trên địa bàn huyện, hiện vụ án đang được điều tra mở rộng đến nhiều đối tượng khác, nếu không áp dụng biện pháp tạm giam thì rất khó khăn trong quá trình điều tra làm rõ đồng phạm. Việc tạm giam đối với A và B hiện có 2 quan điểm như sau:

- Quan điểm thứ nhất: Không có căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam đối với A và B. Bởi lẽ việc thực hiện nhiều vụ trộm cắp trong thời gian ngắn với việc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội là hoàn toàn khác nhau. Không thể suy luận trước đây bị can thực hiện nhiều hành vi phạm tội thì sau khi bị phát hiện khởi tố nếu tại ngoại sẽ tiếp tục phạm tội.

- Quan điểm thứhai: Do trong một khoảng thời gian ngắn nhưng các bị can đã thực hiện nhiều hành vi trộm cắp tài sảnnên có thể coi là tình tiết "có dấu hiệu tiếp tục phạm tội" theo điểm d Khoản 2 Điều 119 BLTTHS 2015.

Trong 2 trường hợp nêu trên, tôi đều đồng tình với quan điểm thứ nhất. Rất mong các đồng nghiệp nghiên cứu và có ý kiến trao đổi để việc áp dụng pháp luật được thống nhất.

Bùi Việt Hùng-VKS huyện Việt Yên

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,814,297
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.129.253.21

    Thư viện ảnh