ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ hai, 23/12/2024 -14:02 PM

Đại diện theo ủy quyền của cá nhân đã bị chấm dứt nhưng Tòa vẫn cho "người đại diện theo ủy quyền" tham gia tố tụng dân sự.

 | 

Ngày 07/01/2014 Tòa án nhân dân huyện T đã thụ lý vụ án dân sự "Tranh chấp quyền sử dụng đất" giữa nguyên đơn là ông Giáp Văn Bình; bị đơn là ông Nguyễn Quang Hòa, ông Nguyễn Quang Phòng. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, ông Hòa đã ủy quyền bằng văn bản cho ông Nguyễn Văn Tình đại diện tham gia tố tụng từ khi ủy quyền cho đến khi kết thúc vụ án và Tòa án đã đưa ông Tình vào tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của ông Hòa. Trong khi Tòa án đang giải quyết vụ án thì ngày 09/3/2014 ông Hòa chết. Kể từ sau ngày ông Hòa chết đến khi Tòa án mở phiên tòa xét xử vụ án, ông Tình vẫn được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của ông Hòa. Sau khi xét xử sơ thẩm, các đương sự kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm.

Xem xét việc Tòa án nhân dân huyện T xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự thấy rằng, Điều 77 Bộ luật tố tụng dân sự  đã quy định người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự; điểm c khoản 1 Điều 147 Bộ luật dân sự  quy định đại diện theo ủy quyền của cá nhân chấm dứt khi người ủy quyền chết. Do vậy, kể từ ngày ông Hòa chết thì việc đại diện của ông Tình theo ủy quyền của ông Hòa đã bị chấm dứt; ông Tình không còn được quyền tham gia tố tụng trong vụ án nữa. Việc Tòa án vẫn để cho ông Tình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của ông Hòa là vi phạm quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Tòa án còn có thiếu sót là không đưa những người được hưởng thừa kế của ông Hòa vào tham gia tố tụng với tư cách là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của ông Hòa là thực hiện không đúng theo quy định khoản 1 Điều 62 Bộ luật tố tụng dân sự (trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng mà quyền, nghĩa vụ tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.

Vi phạm, thiếu sót nêu trên của Tòa án trong việc giải quyết vụ án là một trong những lý do Tòa án nhân dân tỉnh B phải xử hủy bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện T để giải quyết lại vụ án./.

                                                                 Nguyễn Thị Tuyết

Phòng 9 VKSND tỉnh Bắc Giang

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,813,841
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.119.124.24

    Thư viện ảnh