ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ hai, 23/12/2024 -09:02 AM

Một số kỹ năng và phương pháp tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

 | 

Sau khi Kiểm sát viên (viết tắt là KSV) trình bày bản luận tội, hoạt động tranh luận sẽ diễn ra giữa bên buộc tội (KSV) và bên gỡ tội (Người bào chữa hoặc bản thân bị cáo). Ngoài ra, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,  người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện cho họ cũng có thể trình bày ý kiến để bảo vệ quyền lợi của mình. Như vậy, sau khi luận tội KSV sẽ phải tranh luận với rất nhiều đối tượng khác nhau. Thực tế cho thấy việc tranh luận với các Luật sư (Người bào chữa) thường mang tính khó khăn và quyết liệt nhất. BLTTHS quy định KSV có nghĩa vụ tranh luận đối với các ý kiến trái ngược. Điều 218 của BLTTHS quy định: “Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của KSV và đưa ra đề nghị của mình; KSV phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến”. Với quy định này KSV có trách nhiệm đối đáp lại từng ý kiến với những giải thích và lập luận có căn cứ chứ không được đối đáp như trước đây theo kiểu “giữ nguyên quan điểm truy tố” mà không phải giải thích gì thêm. Trong trường hợp KSV không lập luận để đối đáp do ngại tranh luận hoặc thiếu tập trung thì pháp luật quy định chủ toạ phiên toà có quyền đề nghị KSV phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án mà chưa được KSV tranh luận.

Theo quy định của pháp luật hiện nay, phiên toà hình sự không bị giới hạn về thời gian tranh luận. BLTTHS năm 2003 quy định chủ toạ phiên toà phải tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày ý kiến của họ (Điều 218 BLTTHS). Quy định như vậy làm cho những lập luận gỡ tội và buộc tội liên tôcđược đưa ra tranh luận, giúp cho các bên bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đối với toà án, việc tranh luận không hạn chế về thời gian giúp cho HĐXX có điều kiện xác định sự thật của vụ án một cách khách quan và chính xác hơn. Và như vậy đã phần nào đáp ứng theo tinh thần cải cách tư pháp hiện nay.

*Phương pháp đối đáp và tranh luận:

Phương pháp đối đáp, tranh luận được hiểu là cách thức mà KSV thực hiện khi đối đáp tranh luận tại phiên toà XXSTvề hình sự. Có thể có nhiều phương pháp đối đáp, tranh luận khác nhau, nhưng hiện nay chủ yếu áp dụng ba phương pháp: phương pháp đối đáp, tranh luận đối với từng ý kiến một; phương pháp đối đáp tranh luận đối với những ý kiến quan trọng, then chốt, mang tính quyết định đối với vụ án trước; phương pháp dùng lời khai nhận tội của bị cáo tại cơ quan điều tra và tại phiên toà để đối đáp, tranh luận.

Điều 218 Bộ luật tố tụng hình sự quy định đối đáp, tranh luận đối với từng ý kiến một:

Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của KSV và đưa ra đề nghị của mình; KSV phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến... Chủ toạ phiên toà có quyền đề nghị KSV phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được KSV tranh luận.

Cần hiểu rằng “ý kiến” ở đây chính là quan điểm của một và cũng có thể là quan điểm giống nhau của nhiều người bào chữa hoặc của người bào chữa và bị cáo, của người bào chữa và bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan về cùng một vấn đề có thể là ý kiến về tội danh, ý kiến về chứng cứ buộc tội... Như vậy, đối đáp, tranh luận đối với từng ý kiến một không hoàn toàn đồng nghĩa đối đáp, tranh luận đối với từng người một. Đoạn 2 Khoản 1 Điều 24 Quy chế công tác THQCT và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự năm 2007 quy định: “Nếu vụ án có nhiều người bào chữa cho bị cáo, họ có cùng ý kiến về nội dung bào chữa thì KSV tổng hợp để đối đáp chung một lần cho các ý kiến đó”.

- Đối đáp, tranh luận đối với những ý kiến quan trọng, then chốt, mang tính quyết định đối với vụ án trước rồi đối đáp, tranh luận với những ý kiến khác nhau. Chẳng hạn như ý kiến về việc bị cáo không phạm tội hoặc phạm tội khác nhÑhơn tội danh VKSND truy tố là những ý kiến quan trọng, then chốt. Yêu cầu của phương pháp này chính là việc KSV phải biết lựa chọn để quyết định đối đáp, tranh luận đối với những ý kiến quan trọng, then chốt, mang tính quyết định trong việc tranh luận tại phiên toà, nhằm bảo vệ quan điểm truy tố. Điều đáng chú ý của phương pháp này đó là khi đối đáp, tranh luận, KSVcần chọn những điểm sai cơ bản trong lập luận của người bào chữa, của bị cáo... để phân tích bác bỏ, không nên đi vào những chi tiết vụn vặt.

- Tại phiên toà trong quá trình đối đáp, tranh luận KSV có thể dùng lời khai nhận tội ở cơ quan điều tra và tại phiên toà của bị cáo này để tranh luận đối với lời bào chữa chối tội của bị cáo khác, hoặc dùng ngay lời bào chữa của Luật sư này để phản bác lời bào chữa của Luật sư phía bên kia khi các Luật sư bào chữa cho những thân chủ có quyền lợi đối lập nhau. Phương pháp này thể hiện tÝnh loại trừ của chứng cứ và giúp KSV có thể đối đáp, tranh luận đúng trọng tâm, không lan man hay đối đáp, tranh luận trùng lặp với các ý kiến đã được đối đáp, tranh luận trước đó.

Khi đối đáp, tranh luận KSV phải dựa vào các tài liệu chứng cứ của vụ án đã được xét hỏi thẩm tra tại phiên toà và dựa vào các căn cứ pháp luật đang có hiệu lực thi hành. Đồng thời, tuỳ vào từng vụ án cụ thể để vận dụng linh hoạt một trong ba phương pháp hoặc kết nối cả ba phương pháp nêu trên cùng một vụ án. KSV phải tập trung tư tưởng theo dõi diễn biến phiên toà, tích cực tham gia xét hỏi đấu tranh làm rõ các chứng cứ buộc tội, ghi chép đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và câu trả lời của bị cáo để phán đoán hướng bào chữa của người bào chữa, của bị cáo, từ đó chuẩn bị ý kiến đối đáp, tranh luận, giúp cho việc tranh luận tại phiên toà XXST hình sự của KSV đạt kết quả cao./.

Đặng Bá Hưng – VKS huyện Sơn Động

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,809,461
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.137.174.253

    Thư viện ảnh