ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ hai, 23/12/2024 -09:28 AM

Vấn đề xác định lỗi trong vụ tai nạn giao thông

 | 

Trong các vụ tai nạn giao thông thì việc xác định lỗi của những người tham gia giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, việc đánh giá, xác định lỗi trong một số vụ tai nạn giao thông còn phức tạp, có quan điểm khác nhau. Tôi nêu 01 vụ tai nạn giao thông để đồng nghiệp cùng trao đổi.

Tóm tắt nội dung: Khoảng 20 giờ 45 phút ngày 29/11/2014, Nguyễn Văn C điều khiển xe ô tô chở gỗ đi trên đường Tỉnh lộ (khu vực đông dân cư) thì xe ô tô bị hỏng nên C đỗ xe ở sát rìa đường bên phải theo hướng đi để sửa chữa. Do xe chở gỗ dài hơn thùng xe nên C đã hạ nắp thùng xe và bị che khuất đèn tín hiệu phía sau. Khi C đang sửa xe thì Hoàng Văn Đ điều khiển xe mô tô đi cùng chiều lao vào phía sau xe ô tô. Hậu quả làm Đ bị chết trên đường đi cấp cứu. Hiện nay, có hai quan điểm khác nhau trong việc xác định lỗi của NguyễnVăn C.

Ảnh minh họa

Quan điểm thứ nhất:C điều khiển xe ô tô không đảm bảo an toàn kỹ thuật do đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu phía sau xe ô tô bị che khuất bởi nắp thùng hậu xe ô tô, khi dừng lại ở dìa đường để sửa chữa nhưng không đặt biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe là vi phạm điểm a, d Khoản 3 Điều 18; điểm d Khoản 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ. Hành vi của C phạm vào tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo Điều 202 Bộ luật hình sự.

Quan điểm thứ hai:C không phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Vì Đ điều khiển xe mô tô đếnkhu vực đông dân cư (vị trí xe ô tô đỗ) đã không chú ý quan sát, không giảm tốc tộ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép đến mức không nguy hiểm khi có chướng ngại vật trên đường nên đã lao vào phía sau xe ô tô của C, ngoài phần mặt đường ô tô đỗ ra thì vẫn còn lối đi cho các phương tiện giao thông khác. Do vậy, lỗi chính là của Đ.

Tôi đồng tình với quan điểm thứ hai, bởi lẽ: Đ điều khiển phương tiện giao thông, khi gặp chướng ngại vật trên đường thì phải giảm tốc tộ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép đến mức không nguy hiểm. Mặc dù C trong khi sửa chữa xe không đặt biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người khác biết; đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu phía sau xe ô tô bị che khuất bởi nắp thùng hậu xe ô tô nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ tai nạn giao thông nêu trên.

Rất mong nhận được ý kiến phản hồi của các đồng nghiệp!

Trần Lệ Toàn-Viện kiểm sát huyện Yên Thế

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,809,810
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.17.175.167

    Thư viện ảnh