.

Thứ ba, 07/05/2024 -02:40 AM

Phản hồi bài viết: "Vướng mắc trong giải quyết vụ án tranh chấp di sản thừa kế”.

 | 

Qua theo rõi bài viết “Vướng mắc trong giải quyết vụ án tranh chấp di sản thừa kế” của tác giả Nguyễn Thế Lượng, đăng trên trang tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày 25/11/2014, tôi có quan điểm đồng ý với quan điểm giải quyết thứ hai của tác giả vì:

Theo như  nội dung vụ án thì nguồn gốc  mảnh đất 210mđược UBND xã cấp riêng cho cụ Q từ năm 1979. Năm 1980 chị C kết hôn cùng  anh T rồi cùng anh T ra ở chung với cụ Q. Theo chị C khai,  thì năm 1990 cụ Q có nói cho vợ chồng chị đất ở, năm 1994 cụ Q đã ủy quyền cho chị C đổi một phần đất của gia đình cho ông M để lấy đất ở tại thửa đất số 675. Năm 1998 cụ Q có bảo chị C đi kê khai đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên hộ chị C được quyền sử dụng 210mđất gồm thửa số 383 diện tích 108m2 và thửa số 675 diện tích 102m2..

Như vậy, khi bà C đổi đất và kê khai đất để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cụ Q đều được biết và đồng ý do vậy việc xác định cụ Q đã sát nhập quyền sử dụng diện tích đất 210m2 vào tài sản chung cùng với hộ gia đình chị C là có căn cứ theo quy định tại Điều 106, 107, 108 Bộ luật dân sự. Do hộ gia đình chị C gồm có cụ Q, hai vợ chồng chị C và ba người con của chị C gồm sáu người. Nên căn cứ các Điều 678, 679, 733, 734, 735 Bộ luật dân sự, xác định di sản của cụ Q là 1/6 trong tổng số tài sản chung của hộ gia đình là quyền sử dụng đất 210m2 : 6 = 35m2  được chia cho bà M và bà C là có căn cứ.

Hoàng Minh Đức- VKS huyện Sơn Động

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,849,220
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.216.230.107

    Thư viện ảnh