.

Chủ nhật, 05/05/2024 -21:30 PM

Trao đổi phản hồi về bài viết “Xác định nghĩa vụ trả nợ của các thành viên trong Hộ gia đình sao cho đúng?”

 | 

Sau khi đọc bài“Xác định nghĩa vụ trả nợ của các thành viên trong Hộ gia đình sao cho đúng?”của tác giả Nguyễn Thị Lan, được đăng trên trang tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày 24/10/2014, tôi có quan điểm như sau:

>>> Xác định nghĩa vụ trả nợ của các thành viên trong Hộ gia đình sao cho đúng?

Hộ gia đình chị T đã được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể”, đăng ký lần đầu ngày 11/12/2009. Chị T khai đã huỷ đăng kí kinh doanh nhưng chị T không cung cấp được chứng cứ chứng minh là chị T đã nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đã được cấp cho cơ quan đăng ký kinh doanh huyện Y hoặc tài liệu chứng minhgiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã bị cơ quan đăng ký kinh doanh huyện Y thu hồi (theo quy định tại Điều 11; khoản 3 điều 55 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ).

Để giải quyết vụ án được đúng đắn, cần thu thập tài liệu chứng cứ là hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ chị T để làm rõ chị T đăng ký kinh doanh với tư cách cá nhân hay với tư cách đại diện hộ gia đình; chị T đã nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đã được cấp cho cơ quan đăng ký kinh doanh huyện Y chưa hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể cấp cho hộ chị T đã bị thu hồi hay chưa.

- Trường hợp chị T đăng ký kinh doanh với tư cách đại diện hộ gia đình thì xác định Giấy chứng nhận hộ kinh doanh cá thể cấp cho hộ gia đình; hiện giấy chứng nhận vẫn còn có hiệu lực thì: Theo quy định tại Điều 50 NĐ 43:... Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này...”. Do tại thời điểm đăng kí kinh doanh và được cấp lần đầu là ngày 11/12/2009, anh K chưa đủ 18 tuổi. Nênchị L khởi kiện thì chị T, anh M, anh H phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của chị T, anh M, anh H; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình. Như vậy, đối với quan điểm thứ nhất Toà án xác định anh K là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và buộc anh phải K trả chị L số tiền trên cùng chị T, anh M, anh H là không có cơ sở.

- Trường hợp xác định chị T đăng ký kinh doanh với tư cách cá nhân và Giấy chứng nhận hộ kinh doanh cá thể cấp cho chị T và hiện giấy chứng nhận vẫn còn có hiệu lực thì khi chị L kiện, chị T phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với khoản nợ của chị L.

- Trường hợp chị T đã nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đã được cấp cho cơ quan đăng ký kinh doanh huyện Y hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã bị cơ quan đăng ký kinh doanh huyện Y thu hồi; số tiền còn nợ chị L được phát sinh sau khi chị T nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc sau khi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị thu hồi thì căn cứ quy định tại Điều 106; Điều 110 Bộ luật dân sự  thì hộ gia đình chị T, anh M gồm có 04 thành viên hiện vẫn ở chung và cùng nhau đóng góp công sức cho hoạt động kinh tế chung và hoạt động kinh doanh cám do chị T là đại diện “hộ gia đình” đã đứng ra kinh doanh. Nên chị T, anh M, anh K, anh H cùng phải có nghĩa vụ liên đới thanh toán trả nợ cho chị L./.

Dương Thị Hiếu

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,840,145
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.116.40.53

    Thư viện ảnh