ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ hai, 23/12/2024 -04:18 AM

Một số vướng mắc khi áp dụng điểm c khoản 2 Điều 279 Bộ luật hình sự

 | 

Trong thời gian gần đây, tội phạm về chức vụ xảy ra trên địa bàn huyện Hiệp Hòa diễn biến phức tạp. Từ năm 2012 đến 2014, các Cơ quan tiến hành tố tụng đã điều tra, truy tố, xét xử 07 vụ án liên quan đến kinh tế, chức vụ. Việc xử lý loại tội phạm này thường phức tạp hơn so với loại tội phạm khác. Từ thực tiễn xử lý đối với loại tội phạm này ở địa phương còn có quan điểm khác nhau khi xử lý đối với bị cáo phạm tội “Nhận hối lộ” . Tôi xin đưa ra một trường hợp cụ thể như sau:

Nguyễn Văn H là Phó giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2013, H đã 02 lần yêu cầu và đã nhận của Trần Thị B với tổng số tiền 40.000.000 đồng (lần 1 là 15 triệu đồng, lần 2 là 25 triệu đồng) để làm thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình B. Sau khi nhận số tiền trên, H làm các thủ tục đồng thời tách thửa và đề nghị UBND huyện cấp lại thành 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình B.

Viện kiểm sát truy tố H về tội nhận hối lộ với tình tiết định khung “Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt” và “Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng” theo các điểm đ, e Khoản 2 Điều 279 Bộ luật hình sự. Khi xét xử vụ án có nhiều quan điểm khác nhau về việc phải áp dụng  thêm tình tiết định khung “Phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 279 Bộ luật hình sự đối với Nguyễn Văn H.

Quan điểm thứ nhất: Cần truy tố, xét xử Nguyễn Văn H thêm điểm c Khoản 2 Điều 279 Bộ luật hình sự. Vì H đã 2 lần nhận tiền đều đủ yếu tố cấu thành cơ bản được quy định trong cùng một Điều luật. 

Quan điểm thứ hai: Không truy tố, xét xử Nguyễn Văn H theo điểm c  Khoản 2 Điều 279 Bộ luật hình sự mà chỉ áp dụng các điểm đ và e Khoản 2 Điều 279 Bộ luật hình sự là có cơ sở. Vì mặc dù H có 2 lần nhận tiền của B nhưng chỉ thực hiện cùng một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ đó là làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích đất. Do vậy H không phải chịu tình tiết định khung “Phạm tội nhiều lần”.

Theo quan điểm của cá nhân, tôi nhất trí với quan điểm thứ 2. Tôi mong nhận được ý kiến phản hồi, tranh luận của các đồng nghiệp./.

Giáp Thị Thủy

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,806,161
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.188.0.20

    Thư viện ảnh