.

Thứ bảy, 04/05/2024 -09:20 AM

Những biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Kiểm sát Thi hành án dân sự

 | 

Công tác Kiểm sát Thi hành án dân sự là một trong những công tác thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Tại khoản 2, điều 12, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định “Viện kiểm sát các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thi hành án của Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án nhằm đảm bảo việc thi hành án kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật”.

Theo tôi, để nâng cao được chất lượng, hiệu quả của công tác Kiểm sát Thi hành án dân sự thì phải làm tốt những nội dung cơ bản sau:

1. Công tác tổ chức cán bộ:

Trước hết lãnh đạo các đơn vị phải xác định rõ nhiệm vụ của công tác Kiểm sát Thi hành án dân sự. Từ đó quan tâm đến việc sắp xếp, bố trí cán bộ; cử những người có kinh nghiệm hoặc cán bộ có năng lực thực hiện chức năng kiểm sát thi hành án dân sự sao cho phù hợp. Tạo điều kiện cả về thời gian, phương tiện đi lại cho cán bộ, kiểm sát viên được phân công thực hiện nhiệm vụ hoàn thành nhiệm vụ, đạt chất lượng cao. Được như vậy thì không chỉ đáp ứng được nhiệm vụ của ngành trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự mà còn đáp ứng cả yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Cưỡng chế thi hành án  dân sự ( ảnh minh họa)

2. Đào tạo, giáo dục và nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, Kiểm sát viên trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự:

Đối với mỗi cán bộ, Kiểm sát viên được phân công đảm nhiệm công tác Kiểm sát Thi hành án dân sự phải tự mình tu dưỡng đạo đức cách mạng, phải chịu khó học tập để nâng cao hiểu biết kiến thức pháp luật nói chung và kiến thức pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng. Phải nắm chắc và tuân thủ Quy chế công tác kiểm sát thi hành án dân sự (ban hành kèm theo quyết định số 255/2013/QĐ/VKSTC-V10 ngày 19/6/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

3. Phương pháp và kinh nghiệm kiểm sát thi hành án dân sự.

Trước hết các đơn vị phải mở sổ thụ lý để theo dõi đủ các quyết định của cơ quan thi hành án dân sự; mở sổ theo dõi việc cấp, giao bản án, quyết định, giải thích, đính chính, sửa đổi, bổ sung bản án, quyết định của tòa án. Làm tốt khâu này sẽ dễ dàng cho việc theo dõi việc cấp bản án, quyết định và việc chuyển giao bản án, quyết định của cơ quan tòa án cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại điều 27, điều 28 Luật thi hành án dân sự; đồng thời kiểm sát được việc ra quyết định thi hành án chủ động và quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự được quy định tại điều 36 Luật thi hành án dân sự.

Khi kiểm sát việc ra Quyết định thi hành án dân sự của Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự thì cán bộ, Kiểm sát viên cần phải xem xét tính căn cứ pháp luật, phải biết được nội dung vụ việc và nắm được kết quả xét xử của Tòa án. Xác định những bản án, quyết định dân sự được thi hành án theo quy định tại điều 2 Luật thi hành án dân sự.

Kiểm sát chặt chẽ việc làm của Chấp hành viên để Chấp hành viên thi hành đúng nội dung bản án, quyết định nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự…

Kiểm sát việc Chấp hành viên xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án,

Kiểm sát việc Chấp hành viên quyết định áp dụng biện pháp đảm bảo thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án, lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; việc thu giữ tài sản thi hành án. Lưu ý, khi cưỡng chế đối với tài sản là vật cần xác định đến tài sản không được kê biên được quy định tại điều 87 Luật thi hành án dân sự.

Kiểm sát chặt chẽ những trường hợp Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định cho hoãn thi hành án được quy định tại điều 48; tạm đình chỉ thi hành án được quy định tại điều 49; đình chỉ thi hành án được quy định tại điều 50; trả đơn yêu cầu thi hành án được quy định tại điều 51 Luật thi hành án dân sự.

Kiểm sát chặt chẽ thủ tục thu nộp, quản lý, sử dụng phí thi hành án dân sự theo quy định tại điều 60 Luật thi hành án dân sự. Kiểm sát sự thật khách quan trong việc người phải thi hành án không có tài sản để thi hành các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước thì có thể được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án được quy định tại điều 61 Luật thi hành án dân sự.

Kiểm sát việc thứ tự thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại điều 47; tiền chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định tại điều 73; xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ Nhà nước theo quy định tại điều 124 Luật thi hành án dân sự.

Ngoài kiểm sát việc Chấp hành viên thi hành án theo bản án, theo quyết định dân sự nêu trên còn phải kiểm sát chặt chẽ những việc Chấp hành viên không được làm theo quy định tại điều 21 Luật thi hành án dân sự.

Nguyễn Đình Điển.

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,830,263
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.135.246.193

    Thư viện ảnh