ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Chủ nhật, 24/11/2024 -06:43 AM

Vận dụng linh hoạt phương thức Kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp

 | 

Hàng năm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều ra Chỉ thị về công tác ngành kiểm sát nhân dân trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát, chú trọng theo dõi, nắm thông tin vi phạm trong giải quyết vụ, việc khiếu nại, tố cáo về tư pháp để có biện pháp kiểm sát phù hợp, kịp thời.

Căn cứ Chỉ thị công tác số 01/CT-VKSNDTC ngày 02/01/2014 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác năm 2014 của ngành Kiểm sát, ngày 21/01/2014, Vụ 7- Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Hướng dẫn số 10/HD-VKSTC-V7 về công tác khiếu tố năm 2014 đã chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể trong công tác kiểm sát giải quyết khiếu nại tố cáo về tư pháp:

“Đơn vị, bộ phận khiếu tố phối hợp, thống nhất với đơn vị, bộ phận kiểm sát thi hành án hình sự trong việc thu thập thông tin, xác định dấu hiệu vi phạm để tiến hành kiểm sát đối với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự. Khi tiến hành kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan được giao tiến hành một số nhiệm vụ trong thi hành án hình sự, để đảm bảo tính thận trọng, cần có nghiên cứu, khảo sát kỹ về dấu hiệu vi phạm, xác định chính xác vi phạm, đối tượng kiểm sát, tránh việc kiểm sát sai hoặc vượt thẩm quyền.

- Kiểm sát trực tiếp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo Luật tổ chức VKSND và điều 142 Luật THAHS.”

Theo Kế hoạch số 138/KH-VKS ngày 22/01/2014 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang, trong năm 2014 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và mỗi Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện tiến hành kiểm sát trực tiếp ít nhất 1 cơ quan tư pháp cùng cấp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp.

Để đảm bảo cho việc giải quyết khiếu nại tố cáo về hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp thực hiện đúng pháp luật, trong năm 2013, ngành kiểm sát Bắc Giang đã tiến hành kiểm sát trực tiếp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của 18 cơ quan tư pháp cùng cấp (cấp tỉnh 2, cấp huyện 16), vượt chỉ tiêu 63.6 %.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, Viện kiểm sát hai cấp kiểm sát trực tiếp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo 03 đơn vị ( cấp tỉnh 1, cấp huyện 2).

Qua theo dõi kết quả kiểm sát trực tiếp năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, cho thấy Viện kiểm sát hai cấp (tỉnh và huyện) đều vận dụng kiểm sát trực tiếp theo phương thức “ 2 trong 1” nghĩa là: Vừa kiểm sát trực tiếp việc tuân theo pháp luật công tác thi hành án hình sự, tin báo tố giác về tội phạm với kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp. Còn đơn khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự trên địa bàn tỉnh hầu như không có. Trong khi đó Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo Viện kiểm sát địa phương kiểm sát trực tiếp về giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự. Để hoàn thành chỉ tiêu này thì đây quả là bài toán khó tìm ra lời giải cho các đơn vị trong ngành.

Để tháo gỡ những khó khăn đó, theo tôi khi thực hiện kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự, các đơn vị cần vận dụng linh hoạt phương thức kiểm sát trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp để sớm hoàn thành kế hoạch công tác khiếu tố năm 2014.

Điều 142 Luật thi hành án hình sự quy định về“kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo” như sau:

1. Viện kiểm sát trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Toà án, cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự.

2. Khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới:

a) Ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Chương XIII của Luật này;

b) Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và của cấp dưới; thông báo kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát;

c) Cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát.

Theo quy định tại Điều 142 như đã nêu trên, khi thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự, Viện kiểm sát có quyền kiểm sát trực tiếp và quyền yêu cầu Toà án, cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới.

Do vậy: Trong khi chưa thu thập được dấu hiệu vi phạm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp trong lĩnh vực thi hành án hình sự, Viện kiểm sát các cấp có thể vận dụng phương thức yêu cầu: “Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và của cấp dưới; thông báo kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát.”

Vi Xuân Vượng

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,438,209
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.191.87.157

    Thư viện ảnh