ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Chủ nhật, 22/12/2024 -23:09 PM

Trao đổi về bài viết “Tòa án thụ lý vụ kiện dân sự có đúng thẩm quyền?”

 | 

Sau khi đọc bài “Tòa án thụ lý vụ kiện dân sự có đúng thẩm quyền?” của tác giả Trần Thị Huệ, được đăng trên trang tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày 14/7/2014, tôi cũng có chung quan điểm như­ ý kiến thứ hai của đơn vị bạn. Nh­ưng để bạn đọc hiểu rõ hơn vì sao tôi có quan điểm trên, tôi xin phân tích nh­ư sau:

Theo Bộ luật dân sự qui định, chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Quyền sở hữu tài sản đ­ợc xác lập đối với tài sản trong nhiều tr­ờng hợp khác nhau nh­: Do lao động, do hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp; hoặc theo quyết định của cơ quan nhà n­ớc có thẩm quyền…(Điều 170 Bộ luật dân sự)

Do giữa Chị Đỗ Thị Hằng và chị Đào Thị Hà có tranh chấp thửa đất số 42, tờ bản đồ số 5, thuộc khu 3, thị trấn K có diện tích 516,2m2 và tài sản trên đất,  nên tại Bản án phúc thẩm số 50/2012/DSPT ngày 18/9/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh B đã xử giao cho chị Đỗ Thị Hằng quản lý, sử dụng đất và tài sản trên đất (là tài sản chung của vợ chồng chị Hằng). Nh­ vậy, theo khoản 2 Điều 170 và Điều 246 Bộ luật dân sự qui định, trong tr­ờng hợp này thì Tòa án đã xác lập quyền sở hữu đối với tài sản tranh chấp trên cho vợ chồng chị Hằng (được xác lập căn cứ vào bản án của Tòa án tỉnh B đã có hiệu lực pháp luật).

Việc ngày 21/02/2012, chị Hà lập giấy giao trả nhà đất cho chị Hằng và cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định đình chỉ thi hành án (chị Hằng có đơn rút đơn yêu cầu thi hành án do hai bên đã tự nguyện thi hành xong) đ­ợc coi là Bản án phúc thẩm số 50/2012/DSPT đã đ­ợc thi hành xong. Đến ngày 9/06/2013 chị Hà, anh Sở (chồng chị Hà) tự ý đến phá khóa chiếm giữ, quản lý tài sản là hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của vợ chồng chị Hằng.

Tại Điều 255 Bộ luật dân sự qui định: “Chủ sở hữu, ng­ời chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc ng­ời  có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản…”

Điều 256 Bộ luật dân sự qui định: “Chủ sở hữu…có quyền yêu cầu ng­ời chiếm hữu, ng­ời sử dụng tài sản…đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó,…”

Do vậy, theo qui định trên thì chị Hằng có quyền khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết buộc chị Hà, anh Sở phải trả lại số tài sản đã nêu trên và căn cứ theo khoản 12 Điều 25 và khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự qui định thì loại việc trên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện nên việc Tòa án huyện L đã thụ lý đơn khởi kiện của chị Hằng là đúng thẩm quyền./.

Nguyễn Thị Huệ- P12

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,802,873
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.133.149.244

    Thư viện ảnh