ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Chủ nhật, 22/12/2024 -18:13 PM

Một số biện pháp có hiệu quả hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung tại VKSND huyện Yên Thế

 | 

Thực hiện kế hoạch số 25 ngày 04/6/2014 của Viện KSND tỉnh Bắc Giang về việc kiểm tra toàn diện các mặt công tác kiểm sát năm 2014 trong ngành kiểm sát Bắc Giang. Từ ngày 23/6/2014 đến ngày 01/7/2014 đoàn kiểm tra của Viện kiểm sát tỉnh Bắc Giang đã tiến hành kiểm tra đối với VKSND các huyện: Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên và Thành phố Bắc Giang.

Một vụ án bị trả hồ sơ điều tra bổ sung (Ảnh Internet)

Kết quả kiểm tra cho thấy, hầu hết các đơn vị đã được kiểm tra đều có những chuyển biến tích cực; các đơn vị đã quán triệt sâu sắc Chỉ thị công tác hàng năm của Viện trưởng VKSND tối cao; Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, trên cơ sở đó xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch của đơn vị mình một cách có hiệu quả. Để có được kết quả đó, nhiều đơn vị đã có những giải pháp hay, những cách làm mới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác. Thông qua trang tin điện tử của ngành tôi nêu một số biện pháp cụ thể của VKSND huyện Yên Thế đã thực hiện nhằm hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng như sau:

Trong thời điểm kiểm tra từ ngày 01/6/2013 đến 31/5/2014 VKSND huyện Yên Thế trả hồ sơ cho cơ quan Điều tra để điều tra bổ sung 1 vụ/74 vụ, chiếm tỷ lệ 1,35%. Đây là tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thấp nhất trong toàn ngành trong những năm qua.

Đoàn kiểm tra đã trực tiếp kiểm tra hồ sơ vụ án VKSND huyện Yên Thế trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung (vụ Đặng Văn Vỹ, sinh năm 1969, trú quán: Vi Sơn, Đông Sơn, Yên Thế cùng đồng phạm bị khởi tố về tội đánh bạc). Đây là vụ án có nhiều bị can tham gia, để vụ án được giải quyết triệt để Kiểm sát viên được phân công kiểm sát điều tra vụ án đã nghiên cứu kỹ nội dung vụ án để đề ra yêu cầu điều tra sát với thực tế, có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội đối với các bị can. Đồng thời luôn bám sát việc thực hiện yêu cầu điều tra của điều tra viên và những diễn biến trong quá trình điều tra vụ án để có những yêu cầu điều tra tiếp theo, cũng như để phát hiện thiếu sót, vi phạm của Điều tra viên để yêu cầu khắc phục. Mặc dù trong quá trình điều tra Kiểm sát viên đã đề ra đến 4 bản yêu cầu điều tra để điều tra vụ án nhưng do Điều tra viên không thực hiện đầy đủ các yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên dẫn tới việc Viện kiểm sát phải hoàn hồ sơ để điều tra bổ sung. Sau khi phát hiện Điều tra viên không thực hiện đầy đủ yêu cầu điều tra, Kiểm sát viên đã tham mưu cho lãnh đạo viện ban hành 1 văn bản kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan điều tra, yêu cầu Điều tra viên khắc phục vi phạm và ban hành 1 văn bản yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra chỉ đạo Điều tra viên thực hiện kiến nghị của Viện kiểm sát.

Đoàn kiểm tra đã trực tiếp trao đổi với lãnh đạo viện và đồng chí Kiểm sát viên trực tiếp kiểm sát điều tra vụ án được biết thêm, không riêng gì vụ án Đặng Văn Vỹ đã nêu trên, mà đối với tất cả các vụ án khác, lãnh đạo viện VKSND huyện Yên Thế yêu cầu: Sau khi Kiểm sát viên được phân công kiểm sát điều tra vụ án, Kiểm sát viên phải đề ra yêu cầu điều tra, yêu cầu điều tra đều được lãnh đạo phụ trách cho ý kiến trước khi được giao trực tiếp cho điều tra viên bằng văn bản; sau khi đề ra yêu cầu điều tra thì KSV phải bám sát tiến độ thực hiện yêu cầu điều tra của điều tra viên để kịp thời ra yêu cầu tiếp theo nếu có. Định kỳ, tùy thuộc vào tính chất của vụ án có thể 15 hoặc 20 ngày Kiểm sát viên và Điều tra viên rà soát, việc thực hiện yêu cầu điều tra trên cơ sở đó cùng trao đổi thống nhất những nội dung cần điều tra tiếp theo để đảm bảo đủ căn cứ kết thúc điều tra vụ án (việc rà soát này có thể lập thành biên bản; trừ những vụ án phạm tội quả tang không phức tạp).

Trước khi kết thúc điều tra vụ án 10 ngày Điều tra viên chuyển hồ sơ vụ án cho Kiểm sát viên nghiên cứu, để tránh việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Trong trường hợp hồ sơ vụ án bị hoàn để điều tra bổ sung lãnh đạo Viện đã kịp thời tổ chức kiểm điểm để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của lãnh đạo, Kiểm sát viên trong việc để xảy ra hoàn hồ sơ để điều tra bổ sung để rút kinh nghiệm và gửi các tài liều đó về VKSND tỉnh báo cáo đúng quy định.

Những biện pháp nêu trên của Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Thế đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các Cơ quan tiến hành tố tụng. Tôi nêu lên để các đơn vị trong ngành cùng trao đổi, học tập và rút kinh nghiệm./.

Giáp Văn Thơ

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,799,353
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.149.238.67

    Thư viện ảnh