ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Chủ nhật, 22/12/2024 -12:45 PM

Vướng mắc trong áp dụng pháp luật đối với tội "Cố ý gây thương tích"

 | 

Thực tiễn xử lý các vụ án về tội Cố ý gây thương tích hiện nay còn có một số khó khăn, vướng mắc dẫn đến áp dụng pháp luật không thống nhất, sau đây là một ví dụ

Buổi tối ngày 11/4/2024, giữa Nguyễn Văn A với Nguyễn Văn B và Nguyễn Thị C xảy ra mâu thuẫn với nhau liên quan đến tranh chấp đất đai. B và C là 2 anh em ruột. Trong lúc xảy ra xô sát, A cầm 01 con dao chém vào tay trái B gây thương tích 08%. Một lúc sau khi các bên vẫn đang cãi chửi nhau thì A lại tiếp tục dùng dao chém C gây thương tích 05%. Những người bị hại đều có đơn yêu cầu khởi tố. Hiện nay có 2 quan điểm:

Quan điểm thứ nhất: Hành vi của A cần phải bị truy tố với tình tiết định khung “Phạm tội 2 lần trở lên” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự. Vì A gây thương tích cho B và C là 2 người khác nhau và vào các lần khác nhau mà mỗi lần đều đủ yếu tố cấu thành tội phạm cố ý gây thương tích quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự.

Quan điểm thứ hai: Hành vi của A không phạm vào tình tiết “Phạm tội 2 lần trở lên”. Vì A gây thương tích cho B và C được thực hiện liên tiếp trong cùng thời điểm là buổi tối ngày 20/10/2024 khi các bên xô sát với nhau; tỷ lệ thương tích của cả 2 người bị hại đều dưới 11%. Trường hợp này xác định là A gây thương tích cho 2 người và chỉ là một lần phạm tội; căn cứ tỷ lệ thương tích của 2 người bị hại thì A chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự.

Tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai, mong nhận được ý kiến trao đổi của đồng nghiệp./.

Nguyễn Mạnh- VKSND thành phố Bắc Giang.

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,796,369
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.135.206.19

    Thư viện ảnh