chào mừng kỷ niệm 64 năm ngày thành lập ngành kiểm sát nhân dân (26/7/1960  - 26/7/2024).

Thứ ba, 16/07/2024 -02:23 AM

Xác định thời hiệu ra quyết định thi hành án chủ động trong thi hành án dân sự

 | 

Nội dung vụ việc: Năm 2010, Bùi Văn G phạm tội “Trộm cắp tài sản” thuộc trường hợp ít nghiêm trọng và bị Tòa án huyện L xử phạt 09 tháng tù. Ngoài ra, bản án còn buộc G phải chịu 200.000 đồng tiền án phí hình sự sơ thẩm. Năm 2011, G chấp hành xong án phạt tù nhưng chưa nộp án phí hình sự sơ thẩm (do Chi cục Thi hành án dân sự huyện L chưa ra quyết định thi hành án). Đến năm 2021, Bùi Văn G đi làm lý lịch tư pháp để đi xuất khẩu lao động thì cơ quan có thẩm quyền xác định G chưa được xóa tích do chưa chấp hành xong phần án phí của bản án. Sau đó, G đến Chi cục Thi hành án dân sự huyện L xin nộp án phí hình sự sơ thẩm. Tuy nhiên, quá trình ra quyết định thi hành án có quan điểm khác nhau về xác định thời hiệu ra quyết định thi hành án chủ động đối với khoản tiền án phí hình sự của G.

Quan điểm thứ nhất: Tại khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự quy định về việc ra quyết định thi hành án chủ động nhưng không quy định về thời hiệu ra quyết định thi hành án nên Chi cục Thi hành án vẫn ra quyết định thi hành án chủ động đối với khoản tiền án phí trên của G.

Quan điểm thứ hai: Mặc dù, Luật Thi hành án dân sự không quy định về thời hiệu đối với việc ra quyết định thi hành án chủ động; tuy nhiên, tại điểm a khoản 2 Điều 60 Bộ luât Hình sự thì thời hiệu thi hành đối với bản án trên là 05 năm và đến nay đã hết thời hiệu thi hành, nên Chi cục thi hành án dân sự không ra quyết định thi hành án chủ động đối với khoản tiền án phí trên của Bùi Văn G.

Tác giả đồng tình với quan điểm thứ nhất, rất mong nhận được ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp./.

Trần Mạnh Sỹ- VKSND huyện Lạng Giang

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:28,458,717
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.137.165.58

    Thư viện ảnh