.

Thứ bảy, 04/05/2024 -03:27 AM

Một số nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân quy định trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng

 | 

Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 ngày 18/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng (sau đây gọi là Pháp lệnh số 02) được thông qua ngày 18/8/2022 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2022.

Pháp lệnh này quy định về hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; thẩm quyền, thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.Trong đó có một số nội dung liên quan đến VKSND như sau:

Pháp lệnh số 02không quy định VKSND có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở tố tụng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát giải quyết các vụ án, vụ việc,VKSND đã bị cản trở hoạt động tố tụng bởi các hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên và đảm bảo mọi hành vi cản trở hoạt động tố tụng phải được xử lý nghiêm minh. Pháp lệnh đã quy định VKS có thẩm hẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính vàchuyển biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; Pháp lệnh cũng đã quy định người có thẩm quyền của Tòa án nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với những hành vi cản trở hoạt động tố tụng xảy ra trong quá trình VKSND, Cơ quan điều tra của VKS thực hiện các hoạt động tố tụng. Theo đó:

Thứ nhất, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, cán bộ điều tra, người có thẩm quyền khác của VKS phát hiện thấy cá nhân, tổ chức liên quan có hành vi cản trở hoạt động tố tụng viện của VKS quy định tại các điều 9, 10, 11,12, 13, 14, 15, 18, 21 của Pháp lệnh số 02 thì lập biên bản xác định rõ vi phạm, báo cáo lãnh đạo đơn vị, VKS cấp mình để có văn bản đề nghị và chuyển ngay biên bản vi phạm tới cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để xem xét, xử lý. 

Thứ hai, căn cứ vào các Điều 33 và 34 Pháp lệnh số 02 để xác định người có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở tố tụng của VKSnhư sau: 

- Đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng của VKSND, Cơ quan điều tra của VKSND tối cao trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố thì người có thẩm quyền xử phạt trong Công an nhân dân quy định tại Điều 34 Pháp lệnh số 02 có trách nhiệm xử phạt. 

- Đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng của VKSND kể từ thời điểm Tòa án nhân dân nhận, thụ lý vụ án, vụ việc (trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động...) thì người có thẩm quyền xử phạt trong Tòa án nhân dân quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 33 Pháp lệnh số 02 có trách nhiệm xử phạt.

- Đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng của VKS quân sự, Cơ quan điều tra VKS quân sự trung ương trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố và khi Tòa án quân sự thụ lý vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt trong Tòa án quân sự quy định tại khoản 3 khoản 5 Điều 33 Pháp lệnh số 02 có trách nhiệm

Để triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Pháp lệnh số 02, các đơn vị, VKSND các cấp, Cơ quan điều tra của VKS, trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn và thực tiễn công tác của cơ quan, đơn vị mình, cần chủ động, kịp thời tổ chức phổ biến, quán triệt tới cán bộ, công chức đầy đủ nội dung của Pháp lệnh số 02, đồng thời tăng cường phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử phạt trong việc xử phạt các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của đơn vị, VKS cấp mình.

Hoàng Thị Quyên - Viện KSND huyện Sơn Động

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,827,710
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.221.165.246

    Thư viện ảnh