ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ năm, 21/11/2024 -22:23 PM

Trao đổi vướng mắc tội Tổ chức đánh bạc

 | 

Điều 322 BLHS năm 2015 quy định về “Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc”:

“1.Người nào tỏ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên….

Trong quá trình áp dụng pháp luật còn có nhận thức, quan điểm khác nhau trong trường hợp xử lý đối tượng có hành vi tổ chức cùng một lúc từ 02 chiếu bạc trở lên cụ thể như sau:

Quan điểm thứ nhất: Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên là tổng số tiền của cả hai chiếu bạc.

Quan điểm thứ hai: Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên là tổng số tiền của mỗi chiếu bạc.

Để đánh giá quan điểm nào là đúng, cần phân tích làm rõ một số nội dung sau:

- Thứ nhất, theo quy định khoản tại khoản 1 điều 321 BLHS thì số tiền 5.000.000 đồng trở lên là quy định về định lượng để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng đánh bạc.

- Thứ hai, xét về trường hợp tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 322 BLHS. Nghĩa là trong trường hợp này ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 10 người tham gia chơi bạc về tội Đánh bạc thì còn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tổ chức đánh bạc đối với người tổ chức cho 10 người đánh bạc. Nếu số tiền dưới 5.000.000 đồng thì các con bạc và người tổ chức đánh bạc đều không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Thứ ba, xét về trường hợp tổ chức cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng, thì người đánh bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc khi:

+ Số tiền tham gia chơi bạc ở mỗi chiếu bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên thì các con bạc trên 02 chiếu đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Trường hợp tổng số tiền của mỗi chiếu, có chiếu từ 5.000.000 đồng trở lên và có chiếu dưới 5.000.000 đồng. Trong trường hợp này chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các con bạc ở chiếu 5.000.000 đồng trở lên. Còn con bạc ở chiếu có tổng số tiền dưới 5.000.000 đồng chỉ bị xử lý hành chính (trừ trường hợp đối tượng có tiền án, tiền sự)

+ Trường hợp tổng số tiền dùng đánh bạc trên mỗi chiếu bạc đều dưới 5.000.000 đồng, nhưng tổng số tiền của 02 chiếu 5.000.000 đồng trở lên thì các con bạc trên cả 02 chiếu bạc đều không bị xử lý hình sự (trừ trường hợp đối tượng có tiền án, tiền sự).

Như vậy, theo logic thì phải có người chơi bạc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đánh bạc thì người tổ chức đánh bạc mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tổ chức đánh bạc. Do vậy, theo quan điểm của tác giả thì trong trường hợp tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên được hiểu là tổng số tiền của mỗi chiếu bạc. Trên đây là một số vướng mắc trao đổi cùng đồng nghiệp.

Hà Đăng Chương- VKSND huyện Tân Yên

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,408,939
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.226.93.138

    Thư viện ảnh