.

Thứ năm, 18/04/2024 -16:03 PM

Trao đổi về áp dụng pháp luật trong giải quyết vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ liên quan đến nồng độ cồn

 | 

Sau khi đọc bài viết “Một số vướng mắc về việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”của đồng chí Đào Duy Đông- VKSND huyện Lục Ngạn. Tôi đồng ý với quan điểm thứ hai là xử lý Hoàng Văn T theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự, vì các lý do sau:

>>> Một số vướng mắc về việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Điểm b khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tình tiết định khung tăng nặng hình phạt: “Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định...”

Căn cứ để áp dụng tình tiết định khung tăng nặng hình phạt trong tình huống là khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ: “Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở. Tuy nhiên quy định này đã được sửa đổi bổ sung bằng khoản 1 Điều 35 Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020. Theo đó: Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau: “8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Cả ba văn bản pháp luật trên đều do Quốc hội ban hành trong đó Luật phòng chống tác hại của rượu, bia được ban hành sau cùng đã sửa đổi, bổ sung Luật giao thông đường bộ quy định về nồng độ cồn. Căn cứ Điều 12 và Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về sửa đổi, bãi bỏ và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật thì Luật phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực áp dụng thi hành thay thế quy định về nồng độ cồn của Luật giao thông đường bộ. Mặt khác, tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09 ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông quy định tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định còn được áp dụng trong những trường hợp người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Từ ngày 01/01/2020, kể từ ngày luật phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực thi hành thì cụm từ ...”trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định”  quy địnhtại điểm b khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự phải được hiểu chỉ cần người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là vượt quá quy định để áp dụng tình tiết định khung tăng nặng hình phạt.

Như vậy, Hoàng Văn T cần phải xử lý về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” với tình tiết định khung tăng nặng hình phạt theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự./.

Nguyễn Đức Toàn- VKSND huyện Việt Yên

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,687,813
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.144.10.14

    Thư viện ảnh