ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ sáu, 22/11/2024 -06:57 AM

Một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành kiểm sát việc kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp để thi hành án

 | 

Tại khoản 1 Điều 90 Luật Thi hành án dân sự quy định: “Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án”. Tuy nhiên, khi kiểm sát việc kê biên, xử lý tài sản dang cầm cố, thế chấp để thi hành án, theo tôi cần lưu ý một số nội dung sau:

Thứ nhất, trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp đủ điều kiện kê biên, xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật Thi hành án dân sự mà người nhận cầm cố, thế chấp đang tiến hành xử lý để thu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo thì Kiểm sát viên yêu cầu Chấp hành viên không thực hiện việc kê biên, xử lý đối với tài sản đó mà yêu cầu Chấp hành viên có văn bản yêu cầu người xử lý tài sản cầm cố, thế chấp thông báo ngay kết quả xử lý tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự, giữ lại số tiền (nếu có) để cơ quan thi hành án dân sự giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Thứ hai, trường hợp Chấp hành viên đã tiến hành kê biên, xử lý tài sản cầm cố thế chấp theo khoản 1 Điều 90 Luật Thi hành án dân sự nhưng không có người mua nên phải giảm giá theo quy định; tuy nhiên sau khi giảm giá, giá trị tài sản không lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án thì Viện kiểm sát căn cứ điểm c khoản 1 Điều 37 Luật Thi hành án dân sự yêu cầu người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án ra ngay quyết định thu hồi quyết định cưỡng chế, kê biên, xử lý tài sản, đồng thời có văn bản yêu cầu người nhận cầm cố, thế chấp thông báo ngay kết quả xử lý tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự, giữ lại số tiền còn lại (nếu có) để cơ quan thi hành án dân sự giải quyết theo quy định của pháp luật. Về chi phí cưỡng chế trong trường hợp này sẽ do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 73 Luật thi hành án dân sự và Điểm b khoản 1 Điều 43 Nghị định số 62/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ.

Thứ ba, trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà người nhận cầm cố, thế chấp không phải là người được thi hành án thì người nhận cầm cố, thế chấp được quyền ưu tiên thanh toán trước theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự.

Thứ tư, khi thanh toán tiền cho người nhận cầm cố, thế chấp mà người nhận cấm cố, thế chấp không phải là người được thi hành án thì căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự yêu cầu Chấp hành viên không được thu phí thi hành án đối với người cầm cố, thế chấp vì người nhận cấm cố, thế chấp không phải là người được thi hành án và khoản tiền họ được nhận cũng không phải khoản tiền theo bản án, quyết định./.

Lê Đình Luyện- Phòng 8, VKSND tỉnh Bắc Giang

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,412,322
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.145.102.18

    Thư viện ảnh