.

Thứ tư, 24/04/2024 -13:11 PM

Cần xử lý hành vi của Ban quản trị Hợp tác xã như thế nào?

 | 

Hợp tác xã A có nguồn kinh phí hoạt động do Ngân sách Nhà nước chi trả 100% theo dự toán kinh phí được phê duyệt hàng năm. Từ năm 2016 đến năm 2019, Ban quản trị Hợp tác xã gồm: Giám đốc, Kế toán, Thủ quỹ đã lập dự toán và được phê duyệt chi cho hạng mục: Vận hành, trông nom trạm bơm nước thôn B, với tổng số tiền là 13.000.000đ. Đại diện Hợp tác xã đã ký Hợp đồng vận hành, trông nom trạm bơm nước nêu trên với Trưởng thôn B, tổng mức tiền công được hưởng là 13.000.000đ.

Tuy nhiên trên thực tế, tại thôn B không có trạm bơm nước mà chỉ có đập xả nước, việc vận hành chỉ cần đóng và mở van đập. Do công việc đơn giản nên Hợp tác xã đã thống nhất với trưởng thôn B chỉ thanh toán Hợp đồng với tổng số tiền là 8.000.000đ. Còn lại số tiền 5.000.000đ kết dư, Ban quản trị Hợp tác xã không nộp lại Ngân sách mà dùng để mua sắm điều hòa nhiệt độ đặt tại Văn phòng làm việc của đơn vị.

Quan điểm thứ nhất: Hành vi của Ban quản trị Hợp tác xã là lập khống chứng từ và chiếm đoạt 13.000.000đ, do đó cần phải xử lý về tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự.

Quan điểm thứ hai: Hành vi của Ban quản trị Hợp tác xã là lập khống chứng từ, làm trái công vụ và gây thiệt hại đối với số tiền 13.000.000đ, do đó cần phải xử lý về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 356 Bộ luật hình sự

Quan điểm thứ ba: Tuy tại thôn B không có trạm bơm nước nhưng số tiền 8.000.000đ trên thực tế đã được chi trả, theo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội thì chỉ tính số tiền mà Ban quản trị Hợp tác xã làm trái công vụ gây thiệt hại là 5.000.000đ, không đặt ra xem xét trách nhiệm hình sự trong vụ việc này.

Tôi đồng ý với quan điểm thứ hai, rất mong nhận được ý kiến trao đổi của đồng nghiệp./.

Nguyễn Khắc Tú- VKSND huyện Lục Ngạn

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,750,694
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.17.150.89

    Thư viện ảnh