ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ sáu, 10/01/2025 -04:23 AM

Vướng mắc về nhận thức và áp dụng pháp luật trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố tác, tin báo về tội phạm

 | 

Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong thời gian qua được ngành kiểm sát nhân dân thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ đảm bảo việc tiếp nhận, phân loại, xử lý theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn phát sinh những khó khăn, vướng mắc trong việc nhận thức và áp dụng pháp luật dẫn đến kéo dài thời hạn giải quyết.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 146 BLTTHS và Điều 5, 7, 8 Thông tư liên tịch số 01/2017 thì Công an cấp xã có thẩm quyền tiếp nhận, phân loại, xử lý ban đầu các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; nếu là tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển đến Cơ quan điều tra…nhưng hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định Viện kiểm sát trực tiếp kiểm sát hoạt động nêu trên của Công an xã nhằm tránh việc phân loại, xử lý ban đầu của Công an xã không đúng hoặc lạm dụng quy định này Cơ quan điều tra có chỉ đạo Công an xã tự giải quyết không chuyển cho Cơ quan điều tra dẫn đến quy định của pháp luật không được thực hiện nghiêm túc và có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

Tại khoản 1 Điều 148 BLTTHS quy định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố khi hết thời hạn trong 02 trường hợp: a) Chờ kết quả trưng cầu giám định, định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp; b) Chờ kết quả đã yêu cầu cơ quan tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án. Nhưng trong thực tế có nhiều tố giác, tin báo về tội phạm Cơ quan điều tra không làm việc được với người bị tố giác hoặc người có liên quan do họ không có mặt tại địa phương, do vậy khi hết thời hạn Cơ quan điều tra không biết phải xử lý như thế nào cho đúng quy định vì Điều luật không có quy định tạm đình chỉ trong trường hợp này.

Điều 150 BLTTHS quy định Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Tuy nhiên, Điều 150 BLTTHS và Điều 12 Thông tư liên tịch số 01/2017 đều chưa quy định cụ thể thời hạn Viện kiểm sát phải giải quyết tranh chấp về thẩm quyền là bao lâu.

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 04/2018 của liên ngành Trung ương thì trường hợp xét thấy Quyết định không khởi tố vụ án hình sự chưa đủ căn cứ thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung làm rõ. Tuy nhiên, chưa có hướng dẫn việc Cơ quan điều tra bổ sung trong thời hạn bao lâu và biện pháp của Viện kiểm sát trong giai đoạn này.

Một số kiến nghị

- Cần xây dựng Quy chế phối hợp đưa quy định kiểm tra Công an cấp xã trong việc tiếp nhận, chuyển tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

- Đối với những quy định của BLTTHS và Thông tư 01/2017 còn chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc chưa được hướng dẫn. Đề nghị Liên ngành Trung ương có văn bản hướng dẫn cụ thể giải quyết thực trạng khó khăn, vướng mắc kéo dài chưa được giải quyết./.

Giáp Văn Hùng- VKSND huyện Tân Yên

 

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:32,046,531
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.135.193.70

    Thư viện ảnh