ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ tư, 15/01/2025 -11:54 AM

Một số quy định mới về công tác thi hành án dân sự theo Nghị định 33/2020/NĐ-CP của Chính phủ

 | 

Ngày 17 tháng 3 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định 33/2020/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật thi hành án dân sự. Nghị định 33/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2020. Tôi xin tổng hợp một số quy định mới của Nghị định 33/2020/NĐ-CP như sau:

           - Khoản 3 Điều 3 quy định về "Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thi hành án dân sựđược"sửa đổi, bổ sung như sau:

          "3. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thi hành án đối với khoản tiền, tài sản thuộc sở hữu nhà nước không yêu cầu thi hành án thì cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp; cơ quan đại diện chủ sở hữu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó có trách nhiệm chỉ đạo việc yêu cầu thi hành án”.Điều luật bổ sung thêm "cơ quan đại diện chủ sở hữu...có trách nhiệm chỉ đạo việc yêu cầu thi hành án".Theo  Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 "Cơ quan đại diện chủ sở hữu là cơ quan, tổ chức được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên".

           - Điểm b khoản 3 Điều 4 quy định về "Thời hiệu yêu cầu thi hành án" được sửa đổi, bổ sung như sau

          “b) Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thyêu cu thi hành án đúng hạn; tai nạn, m nặng đến mức mất khả năng nhận thức hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi hình thức, chuyển giao bắt buộc, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.”. Bổ sung thêm trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu thi hành án là trường hợp khi tổ chức "chuyển đổi hình thức, chuyển giao bắt buộc, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần... mà chưa xác định được tổ chức mới có quyền yêu cầu thi hành án". Bổ sung này nhằm phù hợp với Điều 92 Bộ luật Dân sự có quy định về việc chuyển đổi hình thức của pháp nhân thành pháp nhân khác và quy định của Luật Doanh nghiệp về việc “chuyển đổi loại hình doanh nghiệp”. Trong đó, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bao gồm việc chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần hoặc ngược lại, doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH.

          - Khoản 2, 4 Điều 5 quy định về "Thỏa thuận thi hành án" được sửa đổi, bổ sung như sau:

           “2. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án, đương sự vẫn có quyền tự thỏa thuận thi hành án. Thỏa thuận phải bằng văn bản thể hiện rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, thời hạn thực hiện thỏa thuận, hậu quả pháp lý đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung đã thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia. Đương sự phải chịu trách nhiệm về nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án".Bổ sung rõ việc thỏa thuận phải bằng văn bản và phải chịu trách nhiệm về nội dung thảo thuận.....

          "4. Khi đương sự có yêu cầu, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến và ký tên vào văn bản thỏa thuận trong trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều này. Việc chứng kiến thỏa thuận phải được thực hiện tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự. Trường hợp phát hiện thỏa thuận vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án thì Chấp hành viên từ chối chứng kiến thỏa thuận nhưng phải nêu rõ lý do từ chối vào biên bản thỏa thuận.”Quy định rõ việc chứng kiến thỏa thuận của chấp hành viên về việc thỏa thuận thi hành phải được thực hiện tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự; khi từ chối chứng kiến chấp hành viên phải nêu rõ lý do từ chối vào biên bản.

          -Khoản 1, 4 Điều 7quy định về "Ra quyết định  thi hành án theo yêu cầu" được sửa đổi, bổ sung như sau:

          “1.....Trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định, nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo đúng nội dung bản án, quyết định".Theo quy định cũ trong trường hợp này thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với những người đã có yêu cầu, đồng thời thông báo cho những người được thi hành án khác theo bản án, quyết định đó biết để yêu cầu thi hành án trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ. Hết thời hạn trên, nếu người được thông báo không yêu cầu thi hành án thì Chấp hành viên tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã có yêu cầu hoặc người đại diện của những người đã có yêu cầu để quản lý. Quyền và lợi ích hợp pháp của những người được thi hành án đối với tài sản đó được giải quyết theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Theo quy định mới nêu trên đã bỏ thời hạn thông báo 30 ngày....

          - Khoản 3,4 Điều 16 quy định về "Thực hiện ủy thác thi hành án" được sửa đổi, bổ sung như sau:

          "3. Trường hợp bản án, quyết định tuyên tài sản bảo đảm cho khoản phải thi hành án cụ thể mà tài sản đó ở nơi khác thì phải ủy thác khoản phải thi hành án đó đến cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản bảo đảm".Theo quy định cũ là có thể ủy thác, việc ủy thác do Chấp hành viên quyết định.

          Bổ sung thêm "Trường hợp tài sản đang xử lý để thi hành án nhưng có tranh chấp và đã được tòa án thụ lý giải quyết mà đương sự có tài sản ở địa phương khác thì ủy thác đến cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản để thi hành án".

          Quy định rõ trách nhiệm "Cơ quan thi hành án nơi ủy thác phải thường xuyên cập nhật, theo dõi và thông báo ngay cho cơ quan thi hành án nhận ủy thác biết kết quả giải quyết tranh chấp của Tòa án để phối hợp tổ chức thi hành án. Cơ quan thi hành án nơi nhận ủy thác phải kịp thời thông báo tiến độ, kết quả xử lý tài sản cho cơ quan ủy thác thi hành án để theo dõi, phối hợp trong việc tổ chức thi hành án".

          "4. Quyết định ủy thác thi hành án phải ghi rõ nội dung ủy thác, khoản đã thi hành xong, khoản tiếp tục thi hành và các thông tin cần thiết cho việc thực hiện ủy thác.....

          Bổ sung thêm nội dung "Các quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, quyết định tạm hoãn xuất cảnh và các quyết định về thi hành án khác liên quan đến khoản ủy thác có hiệu lực cho đến khi có quyết định thay thế của cơ quan nhận ủy thác.”

          - Khoản 2 Điều 17quy định về "Việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án"được sửa đổi, bổ sung như sau:

          "2. ...

          Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu định giá tài sản của đương sự và tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản, Chấp hành viên phải tiến hành thủ tục định giá theo quy định tại Điều 98 của Luật Thi hành án dân sự. Chi phí định giá do người yêu cầu định giá chịu.”. Theo quy định cũ là 30 ngày, theo quy định mới là 5 ngày làm việc.

          - Khoản 1 Điều 24quy định về "Kê biên tài sản thi hành án"được sửa đổi, bổ sung như sau:

          "1....Trường hp có giao dịch về tài sản kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng đã hoàn thành việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng thì Chấp hành viên không kê biên tài sản mà thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự và có văn bản thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để phối hợp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.Theo quy định cũ thì trong trường hợp này Chấp hành viên vẫn được kê biên.

          -Khoản 3,5 Điều 27quy định về"Bán đấu giá và xử lý kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án"được sửa đổi, bổ sung như sau:

          "3. Trường hợp trong cùng một cuộc đấu giá mà có nhiều tài sản được đấu giá để thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu tổ chức đấu giá thực hiện việc đấu giá theo thứ tự từ tài sản có giá trị lớn nhất. Trường hợp số tiền thu được đã đủ để thi hành nghĩa vụ và các chi phí theo quy định thì không tiếp tục đấu giá các tài sản còn lại.

          Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày đấu giá thành và không được gia hạn thêm.Theo quy định cũ là 15 ngày.

          "5. Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản,khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.Theo quy định cũ thì không trừ chi phí đấu giá tài sản, chi phí bán đấu giá do người phải thi hành án chịu.

Trần Ngọc Nam- VKSND thành phố Bắc Giang

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:32,134,318
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:13.59.69.58

    Thư viện ảnh