.

Thứ sáu, 26/04/2024 -11:38 AM

Một số vấn đề về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tô tụng

 | 

Ngày 29/6/2018, liên ngành Trung ương ban hành Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng theo quy định của Luật TGPL năm 2017, Bộ luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/9/2018. Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi tiến hành các hoạt động kiểm sát:

1. Về đối tượng áp dụng: Đối tượng chịu sự điều chỉnh của Thông tư và có liên quan đến hoạt động kiểm sát của Viện KSND là các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính; các cơ sở giam giữ, trại giam và những người có thẩm quyền trong việc giam, giữ của các đơn vị này;

2. Trách nhiệm phối hợp của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

- Khi có yêu cầu, Trung tâm TGPL nhà nước hoặc các chi nhánh phải cử, thay thế trợ giúp viên pháp lý, luật sư đã ký hợp đồng với Trung tâm TGPL để bào chữa và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng thuộc diện TGPL;

- Có trách nhiệm cung cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam một số văn bản liên quan đến thực hiện TGPL như: Bảng thông tin về TGPL, Tờ thông tin về TGPL, Đơn yêu cầu TGPL; đặc biệt là Bản thông tin về người được TGPL, Biên bản giải thích về quyền được TGPL miễn phí để cung cấp cho đương sự, Sổ theo dõi vụ việc TGPL theo mẫu để các cơ quan có thẩm quyền tố tụng, cơ sở gam giữ, trại giam theo dõi việc TGPL;

- Có trách nhiệm cung cấp cho cơ sở giam giữ băng ghi âm, đĩa ghi âm, USB hoặc phương tiện khác có chứa nộ dung thông tin về TGPL dạng âm thanh;

- Khi nhận được thông báo, thông tin của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì Trung tâm có trách nhiệm  kiểm tra diện người được TGPL, cử người thực hiện TGPL nếu họ là đối tượng hoặc thông tin lại cho cơ quan đã thông báo biết nếu họ không thuộc đối tượng hoặc không có yêu cầu TGPL.

3. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng và cơ sở giam giữ, trại giam.

- Về việc giải thích, thông báo, thông tin về TGPL, hoạt động này có nhiều điểm mới mà Kiểm sát viên phải lưu ý trong quá trình kiểm sát, theo đó, ngay tại thời bắt, tạm giữ, lấy lời khai, hỏi cung bị can, lấy lời khai của người bị hại, lấy lời khai đương sự, đương sự nộp đơn trực tiếp tại Tòa án hoặc tại thời điểm gửi thông báo thụ lý vụ án, gửi thông báo nhận đơn yêu cầu thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chuyển cho họ đọc Bản thông tin về người được TGPL theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư để người được TGPL đọc và ký xác nhận. Trường thợp họ không đọc được thì phải thông báo cho họ biết.

Trường hợp họ tự nhận mình là người được trợ giúp pháp lý thì phải giải thích rõ cho họ về quyền được TGPL miễn phí. Trong tố tụng hình sự, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể nội dung và điền thông tin vào Biên bản giải thích về quyền được TGPL miễn phí theo mẫu 02; trog tố tụng dân sự và tố tụng hành chính thì phải giải thích quyền được TGPL.

Việc thông báo, thông tin về TGPL trong tố tụng hình sự trong trường hợp đương sự tự nhận mình là người được TGPL và có yêu cầu TGPL thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm. Việc thông báo theo mẫu số 03 và phải ghi vào biên bản tố tụng. Đối với người bị bắt, bị tạm giữ thì ngoài việc thông báo bằng văn bản thì người tiến hành tố tụng phải thông báo ngay bằng điện thoại cho Trung tâm.

- Trách của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; của cơ sở giam giữ và người có thẩm quyền của những đơn vị này có trách nhiệm giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý cho đương sự; thực hiện việc đăng ký, từ chối, hủy bỏ việc đăng ký bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự; niêm yết Bảng thông tin về TGPL; thực hiện việc thống kê vào Sổ theo dõi vụ việc TGPL theo mẫu; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Trung tâm để đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người được TGPL;

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm hỏi cung, lấy lời khai cho người thực hiện TGPL; thông báo lịch xét xử bằng văn bản trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức bảo đảm cho tổ chức thực hiện TGPL và người thực hiện TGPL ít nhất 10 ngày trước ngày xét xử (07 ngày nếu xét xử rút gọn); Bản án phải ghi rõ tên và chức danh của người thực hiện TGPL và ý kiến, quan điểm của họ về việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đương sự;

Cơ sở giam giữ còn phải niêm yết Tờ thông tin về TGPL trong buồng tạm giữ, buồng tạm giam, tại nơi tiếp nhận người bị tạm giữ, tạm giam, tại phòng thăm gặp, phòng làm việc của người bào chữa và tại nơi sinh hoạt chung của người bị tạm giữ, tạm giam; có trách nhiệm phát qua các phương tiện truyền thanh của cơ sở giam giữ băng ghi âm có chứa nội dung thông tin về TGPL dạng âm thanh tại nơi sinh hoạt chung.

4. Đăng ký, hủy bỏ việc đăng ký bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Trong tố tụng hình sự, việc đăng ký bào chữa phải được thực hiện trong thời hạn 24 giờ kể từ khi cơ quan tố tụng nhận được đầy đủ giấy tờ và xét thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa; trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính thì thời hạn này là 03 ngày.

Trong tố tụng hình sự, người thực hiện TGPL tham gia tố tụng từ giai đoạn nào thì đăng ký bào chữa ở giai đoạn đó và văn bản thông báo việc bào chữa có giá trị trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 78 Bộ luật TTHS; trường hợp vụ án được phục hồi, tách, nhập, chuyển vụ án trong phạm vi cấp tỉnh thì người thực hiện TGPL vẫn tiếp tục tham gia tố tụng cho đến khi kết thúc vụ án./.

Hà Thị Hiên- VKSND huyện Lạng Giang

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,763,385
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.116.40.47

    Thư viện ảnh