ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Chủ nhật, 22/12/2024 -00:15 AM

Trách nhiệm và công tác phối hợp trong giải quyết nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền của CQĐT Viện KSND tối cao

 | 

Ngày 29/12/2017, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quy chế tiếp nhận, thu thập, quản lý, xử lý và giải quyết nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền của CQĐT Viện KSND tối cao, trong đó có quy định về trách nhiệm và công tác phối hợp của Viện KSND các cấp với CQĐT Viện KSND tối cao, cụ thể là:

- Về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm: CQĐT Viện KSND tối cao có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm đối với các tội phạm quy định tại Chương XXIII (Các tội phạm về chức vụ), Chương XXIV (các tội xâm phạm hoạt động tư pháp) của Bộ luật hình sự và có đủ các điều kiện là: (1) xảy ra trong hoạt động tư pháp, (2) thuộc thẩm quyền xét xử của TAND, (3) người thực hiện hành vi phạm tội là một trong những người sau đây:

+ Cán bộ, công chức thuộc CQĐT, TAND, VKSND, Cơ quan THAHS, Cơ quan THADS;

+ Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

+ Người được giao nhiệm vụ quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; tiếp nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự;

+ Người được giao bảo quản vật chứng, tài sản bị niệm phong, bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa trong hoạt động tố tụng, thi hành án;

+ Công an xã, phường, thị trấn, Đồn công an, Trạm công an khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong BLTTHS và Luật Tổ chức CQĐT hình sự;

+ Người thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào sơ sở cai nghiện bắt buộc có hành vi phạm tội làm nhục hình quy định tại Điều 373 BLHS;

+ Những người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chưa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, đương sự có hành vi phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc quy định tại Điều 375 BLHS;

+ Người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa có hành vi phạm tội cung cấp tài liệu sai sự thật quy định tại Điều 382 BLHS;

 + Người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật có hành vi phạm tội từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu quy định tại Điều 383 BLHS;

- Về thủ tục đối với người phạm tội tự thú: Trường hợp Viện KSND các cấp tiếp nhận người phạm tội tự thú về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết như trên thì phải thông báo ngay cho CQĐT Viện KSND tối cao để tiếp nhận, giải quyết;

- Viện KSND các cấp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng khác để phát hiện, thu thập thông tin về tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT Viện KSND tối cao;

- VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận, thu thập nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền của CQĐT Viện KSND tối cao xảy ra tại Công an cấp xã, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm...; các cơ quan của công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc phạm vi quản lý;

- Viện KSND cấp tỉnh là đầu mối tổng hợp, quản lý tình hình tội phạm xảy ra trong hoạt động tư pháp thuộc phạm vi quản lý và cung cấp cho CQĐT Viện KSND tối cao;

- Sau khi tiếp nhận, phân loại nguồn tin về tội phạm nếu có căn cứ xác định thuộc thẩm quyền của CQĐT Viện KSND tối cao thì Viện KSND cấp huyện báo cáo ngay Viện KSND cấp tỉnh (trường hợp cấp thiết thì đồng báo cáo ngay đến CQĐT Viện KSND tối cao); Viện KSND cấp tỉnh nghiên cứu, phân loại và chuyển ngay nguồn tin về tội phạm đó cùng tài liệu liên quan đến CQĐT Viện KSND tối cao;

- Quá trình kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm của CQĐT cùng cấp, nếu thấy thuộc thẩm quyền của CQĐT Viện KSND tối cao thì VKS có văn bản yêu cầu CQĐT chuyển nguồn tin đó đến CQĐT Viện KSND tối cao để tiếp tục giải quyết theo thẩm quyền; Nếu CQĐT đã khởi tố vụ án hình sự thì Viện KSND cấp tỉnh căn cứ Điều 169 BLTTHS ra quyết định chuyển vụ án đến CQĐT Viện KSND tối cao;

- CQĐT Viện KSND tối cao chủ yếu phối hợp với Viện KSND cấp tỉnh trong giải quyết nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền; Trường hợp CQĐT Viện KSND tối cao yêu cầu kiểm tra ban đầu thì Viện KSND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức kiểm tra và báo cáo kết quả; Viện KSND cấp huyện chỉ phối hợp khi có chỉ đạo, yêu cầu của của Viện KSND cấp tỉnh;

- Viện KSND cấp tỉnh là đầu mối tổng hợp, quản lý tình hình tội phạm xảy ra trong hoạt động tư pháp; có trách nhiệm thống kê, báo cáo tình hình tội phạm và kết quả công tác phối hợp trên địa bàn quản lý.

Nguyễn Trường Thọ- VKSND huyện Lạng Giang

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,788,689
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.223.241.221

    Thư viện ảnh