.

Thứ bảy, 20/04/2024 -09:19 AM

Một số vướng mắc, khó khăn khi thực hiện đảo đảm quyền được bào chữa cho người bị bắt theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

 | 

Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định “Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa….”. Điều 4 BLTTHS 2015 giải thích khái niệm: Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Đây là quy định mới nhằm thể chế hóa quy định tại Hiến pháp 2013 về người bị bắt có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Bởi lẽ theo luật cũ thì sớm nhất là khi người bị tạm giữ mới có quyền được bào chữa. Còn theo luật mới 2015 thì ngay từ khi bị bắt, người bị bắt đã có quyền được bào chữa.

Sau khi nghiên cứu các quy định của BLTTHS 2015 về đảm bảo quyền bào chữa, tôi thấy có một số vướng mắc như sau:

Thứ nhất, Điều 114 BLTTHS 2015: “Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.”

Như vậy, nếu trường hợp người bị bắt yêu cầu phải có người bào chữa tham gia trong quá trình lấy lời khai ban đầu nhưng thời hạn luật quy định chỉ cho phép tối đa là 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do. Đây sẽ trở thành một khó khăn, vướng mắc cho cơ quan tiến hành tố tụng khi vừa thực hiện chức năng nhiệm vụ đồng thời vừa phải đảm bảo quyền được bào chữa của người bị bắt.

Thứ hai, các trường hợp bắt buộc phải có sự tham gia của người bào chữa gồm: Người bị nghi ngờ phạm tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình; người bị bắt là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Khi đó bắt buộc Cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định tội danh, ra quyết định trưng cầu giám định về tâm thần, thể chất, hoặc thu thập tài liệu xác minh ngày tháng năm sinh của người bị bắt để làm căn cứ xác định độ tuổi. Đồng thời phải lấy lời khai và ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do. Như vậy, Cơ quan tiến hành tố tụng gặp khó khăn về thời gian khi phải làm thủ tục cử người bào chữa cho người bị bắt.

Thứ ba, về vấn đề đăng ký bào chữa. Trong trường hợp người bị bắt yêu cầu thực hiện quyền được bào chữa cho mình thì người bào chữa muốn được tham gia tố tụng phải thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa theo Điều 78 BLTTHS 2015. Theo đó sau 24 giờ từ khi nhận đủ các giấy tờ theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận việc người bào chữa tham gia tố tụng./.

                                                                                  Nguyễn Khắc Tú- VKSND huyện Lục Ngạn

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,700,713
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.135.190.232

    Thư viện ảnh