.

Thứ sáu, 03/05/2024 -20:18 PM

Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam

 | 

Có thể nói,công tác tạm giữ, tạm giam là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng trong hoạt động tư pháp, đảm bảo cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự được thực hiện thông suốt theo trình tự thủ tục tố tụng hình sự. Trong đó, việc tạm giữ, tạm giam là các biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, việc áp dụng các biện pháp đó mục đích để ngăn chặn khả năng gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng từ phía bị can, bị cáo; ngăn chặn tội phạm đang diễn ra hoặc ngăn chặn khả năng tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo. Với chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt tư pháp theo quy định của Luật tổ chức Viện KSND năm 2014, Viện kiểm sát phải thực hiện tốt chức năng kiểm sát việctạm giữ, tạm giam; bảo đảm cho việc tạm giữ, tạm giam được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Thực hiện Chỉ thị công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chương trình, Kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang, trongnăm 2017, công tác kiểm sát việctạm giữ, tạm giam mặc dù có nhiều cố gắng và đạt đượckết quả cao, tuy nhiên, kết quả kiểm sát của Viện kiểm sát hai cấp (tỉnh và huyện) cho thấy tại Nhà tạm giữ Công an cấp huyện và Trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang còn để xảy ra một số dạngvi phạm, tồn tại như sau:           

Một số Nhà tạm giữ và Trại tạm giam còn để xảy ra vi phạm trong công tác phân loại, quản lý giam giữ, tình trạng giam giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án vẫn còn xảy ra, vi phạm quy định tại Điều 15 Quy chế tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ; việc trích xuất người bị tạm giữ, tạm giam ra khỏi nơi giam giữ chưa đảm bảo đúng thủ tục theo quy định của pháp luật; công tác quản lý, canh gác còn sơ hở, lỏng lẻo nên đã để xảy ra 3 vụ/ 5 đối tượng tạm giam trốn khỏi Nhà tạm giữ của Công an cấp huyện. Còn xảy ra vi phạm trong việc thực hiện một số chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam như: Nhà tạm giữ chưa trang bị hệ thống loa truyền thanh; chậm cấp phát tư trang cho người bị tạm giữ, tạm giam; thực hiện chế độ ăn đối với người bị tạm giữ chưa đảm bảo đủ định lượng, tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 09/2011/NĐ-CP ngày 25/01/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung chế độ ăn và khám, chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, tạm giam...

Nguyên nhân của vi phạm, tồn tại nêu trên là dotình hình tội phạm trong thời gian qua diễn biến rất phức tạp, số lượng người bị bắt, tạm giữ, tạm giam nhiều trong khi điều kiện cơ sở vật chất nơi giam, giữ chưa đáp ứng đủ với quy mô và yêu cầu quản lý giam giữ. Chất lượng buồng giam tại Trại tạm giam và một số Nhà tạm giữ xuống cấp, hư hỏng gây khó khăn cho công tác quản lý giam giữ. Mặt khác, một số cán bộ làm công tác quản lý giam giữ có nhận thức pháp luật còn hạn chế, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật và quy trình của công tác quản lý giam giữ; ởmột số đơn vị, lãnh đạo phụ trách công tác quản lý có lúcchưa sâu sát trong việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn.Việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa chặt chẽ, thường xuyên và kịp thời.  Bên cạnh đó,biên chế cán bộ làm công tác tạm giữ, tạm giam vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chuyên môn, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý giam giữ trong giai đoạn hiện nay...

Để nâng cao hơn nữachất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việctạm giữ, tạm giam, tôi xin đưa ra một sốgiải pháp sau:        

Một là, Lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp cần nắm bắt kịp thời, đầy đủ tình hình chấp hành pháp luật trong tạm giữ, tạm giam; bám sát, triển khai và thực hiện nghiêm túccác quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018; các Nghị quyết của Quốc hội, Quy chế nghiệp vụ, Chỉ thị công tác hàng năm của ngành Kiểm sát nhân dân;  phối hợp chặt chẽ giữa kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam với các khâu công tác khác trong ngành Kiểm sát, với các cơ quan có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam; thường xuyên trao đổi thông tin nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác giữa các đơn vị Viện kiểm sát trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi chocán bộ, Kiểm sát viêntrongviệc học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam.

Hai là, Cần xây dựng Quy chế phối hợp giữa các khâu công tác kiểm sát và có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp trên với cấp dưới. Quan hệ phối hợp giữa kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam với kiểm sát điều tra, cơ quan điều tra. Cụ thể:

- Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam sự phải thông báo kịp thời, đầy đủ cho cơ quan điều tra, bộ phận kiểm sát điều tra những vi phạm, tội phạm xảy ra tại Nhà tạm giữ, Trại tạm giam; những khiếu nại, tố cáo về việc bắt, tạm giữ, tạm giam oan, sai hoặc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm của ngư­ời bị tạm giữ, người bịtạm giam.

- Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam phải tiếp nhận từ khâu công tác kiểm sát điều tra những trường hợp từ chối phê chuẩn gia hạn tạm giữ, tạm giam, phê chuẩn bắt khẩn cấp, huỷ bỏ tạm giữ, tạm giam hoặc các trường hợp phê chuẩn gia hạn tạm giữ, bắt khẩn cấp, các quyết định đình chỉ điều tra, huỷ bỏ hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn, quyết định trả tự do... để kiểm tra, theo dõi và đối chiếu với Nhà tạm giữ, Trại tạm giam khi tiến hành kiểm sát, nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp giam, giữ quá hạn, không có Lệnh,... đảm bảo các Lệnh, Quyết định của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện nghiêm chỉnh.

- Tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan quản lý giam giữ với các cơ quan tiến hành tố tụng và kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mỗi đơn vị, nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, cũng như đảm bảo an toàn cho công tác quản lý tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù tại các Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.

Ba là, Nâng cao trách nhiệm pháp lý và kỹ năng kiểm sátcủa Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ. Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm Kiểm sát viên phải nắm bắt tình hình chấp hành pháp luật trong Nhà tạm giữ, Trại tạm giam nhằm phát hiện kịp thời những vi phạm pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam. Chú trọng đến việc nắm thông tin để xác định vi phạm, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra ở Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, xét thấy cần thiết phải tiến hành trực tiếp kiểm sát đột xuất thì báo cáo Lãnh đạo Viện quyết định việc kiểm sát.

Bốn là, nghiên cứu và nắm vững các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đối tượng, phạm vi, nội dung và các phương thức kiểm sát được quy định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Quy chế nghiệp vụ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Trước hết phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam. Đây là hoạt động nhằm đảm bảo việc tạm giữ, tạm giam theo đúng quy định của pháp luật; chế độ tạm giữ, tạm giam được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất; tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng. Vận dụng linh hoạt các phương thức kiểm sát gắn với hoạt động thực tế ở từng đơn vị để nâng cao chất lượng công tác kiểm sát, đảm bảo kiểm sát toàn diện, có trọng tâm, phát hiện kịp thời các vi phạm và có biện pháp xử lý hiệu quả. Khi tiến hành kiểm sát, Viện kiểm sát có các quyền: Yêu cầu cung cấp, yêu cầu tự kiểm tra và báo cáo kết quả, ra quyết định trả tự do, kháng nghị, kiến nghị, bằng việc áp dụng phương thức định kỳ và đột xuất. Khi áp dụng các biện pháp pháp lý này cần chú ý:

+ Về hình thức văn bản (mẫu do VKSND tối cao ban hành);

+ Về nội dung: Tùy theo tính chất, hậu quả, loại vi phạm để áp dụng các biện pháp như: Ra quyết định trả tự do, kháng nghị yêu cầu đình chỉ hành vi vi phạm, kiến nghị, khởi tố hoặc yêu cầu khởi tố về hình sự. Nếu việc tạm giữ, tạm giam không có căn cứ, trái pháp luật thì quyết định trả tự do cho họ theo khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức VKSND năm 2014. Những vi phạm pháp luật khác như vi phạm về thủ tục pháp luật, về công tác quản lý, phân loại giam giữ; vi phạm trong thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam; những vi phạm xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm... của người bị tạm giữ, tạm giam; thiếu trách nhiệm của cơ quanquản lý giam giữ để xảy ra hậu quả nghiêm trọng...

Những vi phạm nêu trên, Viện kiểm sát kháng nghị, yêu cầu đình chỉ việc thi hành quyết định hoặc hành vi vi phạm, xử lý người có hành vi vi phạm. Các vi phạm nhỏ, do yếu tố khách quan thì tổng hợp để ban hành kiến nghị.

Đối với các vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu tội phạm và đủ căn cứ để xử lý thì yêu cầu cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
Trong quá trình kiểm sát, nếu phát hiện vi phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác thì báo cáo Viện trưởng để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Năm là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành về nghiệp vụ nhằm xử lý kịp thời, chính xác, đúng pháp luật các vụ việc phát sinh trong quá trình kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam. Chú trọng công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ bằng nhiều hình thức, như: Trả lời thỉnh thị, ban hành các Hướng dẫn, Thông báo rút kinh nghiệm, tập huấn nghiệp vụ, mở các lớp bồi dưỡng về kỹ năng kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên đối với cấp dưới; Lãnh đạo các Viện KSND cấp huyện chú trọng việc chỉ đạo khâu công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, tham gia các cuộc kiểm sát định kỳ, tạo điều kiện cho các cán bộ, Kiểm sát viên làm lĩnh vực này tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ, củng cố và cập nhật các kiến thức, quy định mới của pháp luật, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng phát hiện vi phạm. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm; thường xuyên mở các hội nghị tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu đối với cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác này để giúp cho cán bộ, Kiểm sát viên có điều kiện nghiên cứu nắm chắc các quy định của pháp luật, tiếp cận, học hỏi các kinh nghiệm thực tiễn, từ đó bổ sung, hoàn thiện những kỹ năng cần thiết.

Sáu là, Tăng cường kiểm sát định kỳ và đột xuất nhằm kịp thời phát hiện vi phạm và áp dụng các biện pháp pháp luật để loại trừ vi phạm để đảm bảo chế độ, chính sách, quyền và lợi ích hợp phápcủa người bị tạm giữ, tạm giam được thực hiện đúngquy định của pháp luật. Khi tiến hành kiểm sát định kỳ có thể đi sâu kiểm sát toàn diện việc chấp hành pháp luật trong tạm giữ, tạm giam hoặc có thể kiểm sát những vấn đề thấy cần thiết hoặc phúc tra lại những vi phạm đã được phát hiện của cuộc kiểm sát trước mà Viện kiểm sát đã kháng nghị, kiến nghị yêu cầu sửa chữa, khắc phục và phòng ngừa vi phạm. Đột xuất kiểm sát cần được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc xét thấy cần thiết. Do vậy, nội dung kiểm sát phải bám sát với Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hướng dẫn công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam; Chương trình, Kế hoạch của đơn vị để lựa chọn nội dung cho phù hợp; đồng thời quản lý, nắm chắc tình hình chấp hành pháp luật về tạm giữ, tạm giam ở địa phương. Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm về việc vận dụng các quy định của pháp luật vào hoạt động thực tiễn để phát hiện những vấn đề còn vướng mắc, bất cập, những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn để tham mưu với các cấp có thẩm quyền trong việc hướng dẫn, xây dựng và hoàn thiện pháp luật./.

Nguyễn Văn Dũng- Phòng 8

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:27,825,184
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:18.216.83.240

    Thư viện ảnh