ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ bảy, 19/04/2025 -02:51 AM

Vướng mắc trong nhận thức về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Cán bộ điều tra và Kiểm tra viên trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

 | 

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Cán bộ điều tra và Kiểm tra viên. Đây là những chức danh được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Điều tra viên trong công tác điều tra vụ án, giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra

1. Cán bộ điều tra thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Điều tra viên:

a) Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác khi Điều tra viên tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự;

b) Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

c) Giúp Điều tra viên trong việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ án và thực hiện hoạt động tố tụng khác.

2. Cán bộ điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên về hành vi của mình.

Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm tra viên

1. Kiểm tra viên thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Kiểm sát viên:

a) Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác trong tố tụng hình sự;

b) Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

c) Giúp Kiểm sát viên trong việc lập hồ sơ kiểm sát, hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm và tiến hành hoạt động tố tụng khác.

2. Kiểm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên về hành vi của mình.

Qua nghiên cứu các Điều luật trên, tôi thấy còn vướng mắc trong nhận thức về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên như sau:

Một là: Theo Điều 38 và 43 BLTTHS năm 2015 quy định: Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên được giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này. Tuy nhiên, những người này có được nhận các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của BLTTHS hay không thì chưa quy định rõ.

Hai là: Theo Điều 38 và 43 BLTTHS năm 2015 quy định: Cán bộ điều tra giúp Điều tra viên trong việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ án và thực hiện hoạt động tố tụng khác. Kiểm tra viên giúp Kiểm sát viên trong việc lập hồ sơ kiểm sát, hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm và tiến hành hoạt động tố tụng khác. Tuy nhiên, quy định nêu trên còn chung chung, chưa quy định cụ thể những người này được tiến hành các hoạt động gì, có thẩm quyền thu thập những tài liệu, chứng cứ nào trong quá trình giải quyết, có được ký vào bản thống kê tài liệu hay không.

Ba là: Theo quy định về chức năng, nhiệm vụ nêu trên thì Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên có được giao nhận hồ sơ đề nghị phê chuẩn, hồ sơ kết thúc điều tra hay không.

Đây là những khó khăn, vướng mắc về nhận thức trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên theo quy định của BLTTHS năm 2015. Tôi mong các đồng nghiệp cùng quan tâm, trao đổi.

Hoàng Trung Kiên-VKS huyện Sơn Động.

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:35,919,971
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.17.162.15

    Thư viện ảnh