ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM - KỶ CƯƠNG, LIÊM CHÍNH - BẢN LĨNH, HIỆU QUẢ!

Thứ sáu, 22/11/2024 -01:22 AM

Muôn nẻo đường vận chuyển, buôn bán pháo nổ

 | 

Cứ mỗi dịp gần đến Tết Nguyên đán, việc mua bán, vận chuyển hàng cấm đặc biệt là pháo nổ lại có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Chỉ tính riêng trong dịp ra quân trấn áp tội phạm, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và tham nhũng, chức vụ - Công an tỉnh Bắc Giang đã phát hiện, bắt giữ gần 100kg pháo nổ, pháo hoa nổ các loại và khởi tố điều tra 03 vụ/ 04 bị can về tội “Buôn bán, vận chuyển hàng cấm” là pháo nổ.

Thu giữ tang vật pháo nổ ( ảnh do tác giả cung cấp)

Vụ thứ nhất: Đỗ Văn S, sinh năm 1973 ở Lục Nam, Bắc Giang được hai người đàn ông tên là Q, H đều ở Hải Dương đến đưa tiền nhờ mua pháo hộ, S sẽ nhận được 30.000đ/1 bệ pháo sau khi giao pháo cho Q, H. Sau khi nhận tiền, S đã tìm mua pháo qua điện thoại với T ở huyện Lạng Giang, thỏa thuận thống nhất 150 quả "pháo cù" với giá 20.000đồng/ quả; 16 bệ pháo hoa do Trung Quốc sản xuất với giá 400.000đồng/ 1 bệ; hẹn sáng sớm 19/12/2016 đến ga Bảo Sơn, huyện Lục Nam để nhận. Đúng hẹn, S đến ga Bảo Sơn thì có một người đàn ông đeo khẩu trang, đội mũ bảo hiểm đứng đợi sẵn, khi thấy S người đàn ông chỉ cho S nơi cất giấu pháo và S thanh toán trả tiền hàng. S gọi điện báo cho Q, H biết đã có pháo và hẹn địa điểm giao hàng. Trên đường chở pháo giao cho Q, H thì bị phát hiện bắt giữ.

Vụ thứ hai: Sáng ngày 21/12/2016, Nguyễn Văn H, sinh năm 1969 ở Thái Đào,, Lạng Giang đang ăn sáng ở quán thì có một người phụ nữ tự giới thiệu tên là Th ở Hải Dương thuê vận chuyển pháo từ Nghĩa trang thành phố Bắc Giang đến đường 293 thuộc địa phận Tân An, Yên Dũng sẽ trả công H là 150.000đồng. Người phụ nữ còn hỏi H có quen biết ai bán pháo không thì liên hệ mua giúp Th. H thấy chỉ đi một quãng đường ngắn mà được trả công cao nên nhận lời, Th xin số điện thoại của H để tiện giao dịch. H liên lạc tìm mua mua pháo giúp Th và hẹn mang pháo đến nhà H. H thông báo lại và cho Th địa chỉ nhà mình thì Th bảo H nhận được pháo thì cứ đến Nghĩa trang thành phố Bắc Giang để nhận thêm hàng, còn tiền mua sẽ có người đến trả. Chiều cùng ngày, H nhận được pháo, buộc lên xe máy của mình đến địa điểm Th hẹn nhận thêm pháo để vận chuyển toàn bộ số pháo Th nhờ mua và thuê vận chuyển gồm 100 quả "pháo cù" và 16 bệ pháo hoa do Trung Quốc sản xuất thì bị phát hiện, bắt giữ.

Vụ thứ ba: Hoàng Văn Kh thường xuyên bắt xe khách từ Bắc Giang lên Lạng Sơn mua 01 đến 02 bệ pháo pháo hoa do Trung Quốc sản xuất với giá từ 150.000 đồng đến 200.000đồng/ 01 giàn vềcất giấu tại gác xép chuồng lợn của nhà mình mà không ai biết. Kh sử dụng nick facebook của mình để tìm kiếm người có nhu cầu mua pháo hoa. Ngày 20/12/2016, M đã chát facebook với Kh hỏi mua 17 bệ pháo hoa do Trung Quốc sản suất với giá 500.000 đồng/01 bệ, thống nhất đến khoảng 12 giờ trưa ngày 23/12/2016 sẽ giao nhận hàng. Khoảng 20h ngày 22/12/2016, Kh gọi điện cho Nguyễn Đức T là cậu họ  rủ đi bê hộ Kh thùng pháo mang đi bán cho khách hàng, T đồng ý. Trưa 23/12/2016, T ngồi sau xe để giữ bao tải pháo còn Kh điều khiển xe đến địa điểm hẹn. M đợi sẵn, Kh hỏi tiền đâu? thì M bảo Khánh lên xe taxi gần đó để trả tiền. Khi Kh và M đi về phía xe taxi thì phát hiện có Công an nên Kh và T bỏ chạy, trốn thoát. Chiều cùng ngày, Kh và T đã ra Công an xã đầu thú.

Tại Cơ quan điều tra, các đối tượng đều khai nhận mặc dù biết pháo là mặt hàng bị Nhà nước cấm nhưng vì hám lời nên vẫn thực hiện hành vi phạm tội. Riêng đối tượng T thì chỉ nghĩ là cháu họ nhờ vả, hơn nữa Kh nói đi bán pháo một mình sợ nên đã nể quan hệ họ hàng mới giúp Kh ôm thùng pháo đi bán cho khách hàng, T không nghĩ hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Hơn nữa, bản thân họ không biết người thuê mình vận chuyển, mua pháo tên là gì, ở đâu... Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Bắc Giang đã khởi tố 03 vụ án và 04 bị can về tội “Buôn bán, vận chuyển hàng cấm” theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 1999.

Trong các vụ án này, nếu vận chuyển, buôn bán trót lọt thì H chỉ nhận được 150.000đồng tiền công, S cũng chỉ được nhận khoảng gần 500.000đồng tiền chênh lệch, còn Kh và T lãi khoảng 5.000.000đồng. Tuy số tiền hưởng lợi không lớn nhưng hành vi của S, H, Kh và T là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế. Hiện nay, việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển và đốt pháo gây ra nhiều vụ tai nạn, cháy nổ ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự, gây tổn thất kinh tế, ô nhiễm môi trường, do đó cần thiết phải xem xét, xử lý trách nhiệm hình sự thật nghiêm minh đối với các hành vi này. Đây là cái giá quá đắt mà H, S, Kh và T phải trả cho hành vi phạm tội của mình.

Nguyễn Thị Huệ Anh- Phòng 3 - Viện KSND tỉnh Bắc Giang

 

Đăng nhập

Liên kết web

Thống kê

  • Số người truy cập:31,410,143
  • Số bài viết:2,965
  • IP của bạn:3.135.206.166

    Thư viện ảnh